Văn Hóa Bản Làng Truyền Thống (NXB Văn Hóa Dân Tộc 2002) - Ngô Ngọc Thắng, 199 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by SamKieu, Jan 16, 2021.

  1. SamKieu

    SamKieu New Member

    [​IMG]
    Văn hóa làng được thể hiện đa dạng, trên những đường nét lớn, có tính bao quát; hoặc cũng có thể được phản ánh chân thực và cụ thể qua hình ảnh cây đa, giếng nước, ngõ xóm, đình làng... Nó cũng có thể được biểu hiện dưới dạng thức “vô hình”, trong tâm linh của người nông dân và qua vô số những quan hệ khác nhau. Lấy đó làm căn cứ, có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra rằng, văn hóa làng chính là cội nguồn của tâm hồn và sự sống dân tộc.
    Khi tìm hiểu về văn hóa dân gian xứ Thanh nói chung, văn hóa làng nói riêng, nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Anh Nhân đã nhấn mạnh, đồng bằng Thanh Hóa – cái vốn thiên nhiên ngàn đời của nền nông nghiệp xứ Thanh – cũng chính là cái nôi sinh sôi và nảy nở văn hóa làng ở Thanh Hóa từ thời tiền sử cho đến tận ngày nay. Từ các vùng dân cư cổ xưa, trong trường kỳ lịch sử vật lộn tranh đấu và xây dựng, đã hình thành nên ở mảnh đất này rất nhiều làng có truyền thống lâu đời và có văn hóa bền vững. Mỗi làng có cuộc sống riêng, có tâm lý riêng, không có làng nào giống làng nào. Nhờ đó mà tạo cho bộ mặt văn hóa cũng như các mặt sinh hoạt khác của nông thôn xứ Thanh đa dạng, sinh động và hấp dẫn. Thậm chí, nó khiến cho nhiều học giả phương Tây phải thốt lên rằng, đó là “sự bí mật của các làng Việt” đã lôi cuốn họ tìm hiểu và càng đi sâu nghiên cứu, họ càng yêu thích và thán phục.
    • Văn Hóa Bản Làng Truyền Thống
    • NXB Văn Hóa Dân Tộc 2002
    • Ngô Ngọc Thắng
    • 199 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=242749
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jan 16, 2021

Share This Page