Những dân tộc ở những vùng quê xa xôi, hẻo lánh nhất chấp nhận sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện đại hóa và chính sách phát triển cũng như sự toàn cầu hóa quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa như thế nào? Sách Văn hóa chính trị và tộc người tập trung nghiên cứu về nhân học chính trị ở Đông Nam Á. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ tình hình chính trị hiện tại ở cấp địa phương qua quan điểm nhân học xã hội. Việc nghiên cứu được đề cập trong cuốn sách là một nỗ lực khảo sát các cách thức khác nhau mà trong đó quá trình toàn cầu của sự hình thành các quốc gia dân tộc đã lôi cuốn các dân tộc ở Đông Nam Á vào trong nền chính trị địa phương. Các vấn đề được thảo luận ở đây bao gồm các mối quan hệ giữa luật tục với luật nhà nước; các tiến trình hòa giải mâu thuẫn và tranh cãi; các thắc mắc về việc chiếm hữu đất đai, các chính sách phát triển và sự thích ứng địa phương đối với các chính sách đó; các cuộc tranh luận về văn hóa chính trị; sự hình thành bản sắc tộc người và mối quan hệ đa sắc tộc. Những bài nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm sự hiểu biết sâu sắc về chính trị cấp địa phương và văn hóa chính trị ở Đông Nam Á. Văn Hóa Chính Trị Và Tộc Người NXB Đại Học Quốc Gia 2001 Toh Goda (tác giả) Chu Thị Quỳnh Giao, Võ Văn Sen (dịch) Dương Thị Hải Yến, Ngô Thị Phương Lan, 254 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1T6tBSAKZ0Zn4P61ENAYHIR3o0EVE1e6Mhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1