Văn Hóa Dân Gian Những Lĩnh Vực Nghiên Cứu (NXB Khoa Học Xã Hội 1989) - Ngô Đức Thịnh, 264 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by quanh.bv, Jun 1, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-5-9_14-9-17.png
    Nhận thức về văn hóa dân gian (folklore) với tính chất là một đối tượng khoa học đã từng là đề tài cho nhiều cuộc thảo luận của giới nghiên cứu văn hóa dân gian ở nước ta cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới. Hiện nay vẫn còn có những ý kiến chưa thống nhất với nhau về vấn đề ấy. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu đã quan niệm folklore như một nghệ thuật cần được tiếp cận dưới giác độ thẩm mỹ và do đó coi nghiên cứu văn hóa dân gian (folklore-ristique) là một khoa học nghiên cứu nghệ thuật. Là một khoa học xã hội, nghiên cứu folklore có ba loại vấn đề chính phải xử lý là: a) Những vấn đề về lịch sử folklore và lịch sử khoa học nghiên cứu folklore; b) Những vấn đề về lý luận folklore; c) Những vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu folklore.
    Từ đó, trong khoa học nghiên cứu folklore đã hình thành ba bộ môn chủ yếu: bộ môn lịch sử folklore, bộ môn lý luận folklore, bộ môn phương pháp luận folklore. Hiện nay, ở nước ta, khoa nghiên cứu văn hóa dân gian đang trưởng thành dần để vươn tới xây dựng qui phạm khoa học và các bộ môn của khoa nghiên cứu folklore. Dù nghiên cứu từ giác độ của một bộ môn nào trong ba bộ môn trên đây thì vẫn phải dựa trên thực tế của đối tượng khoa học là văn hóa dân gian. Trước hết, khi cho rằng văn hóa dân gian là một nghệ thuật thì cần phải thấy được nét đặc thù cơ bản của nó, nét đặc thù ấy giúp cho việc phân biệt nó với các loại nghệ thuật khác. Nét đặc thù cơ bản của folklore là ở chỗ đó là một nghệ thuật nguyên hợp. Việc xác định nét đặc thù cơ bản này giúp cho việc xác định phương pháp nghiên cứu cơ bản: đó là phương pháp tổng hợp. Là một nghệ thuật nguyên hợp, folklore gồm nhiều thành tố gắn bó một cách nguyên hợp và hữu cơ với nhau. Trong nhiều thành tố ấy nổi bật ba thành tố chủ yếu là nghệ thuật ngữ văn dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian. Các thành tố này, trong những điều kiện phát triển nhất định thì có thể tách khỏi chỉnh thể nguyên hợp là folklore để tồn tại độc lập. Nhưng những tác phẩm có lúc tách ra mà tồn tại độc lập như vậy lại thường xuyên được thu hút trở lại vào chỉnh thể nguyên hợp ấy. Môi trường văn hóa chủ yếu của xã hội trong đó sinh thành và phát triển văn hóa dân gian là các sinh hoạt văn hóa dân gian. Các hội lễ dân gian là loại sinh hoạt văn hóa dân gian được tổ chức ở một mức độ cao và có thể gọi là các "thời điểm mạnh" trong đời sống xã hội và văn hóa của nhân dân. Văn hóa dân gian với tính chất là một nghệ thuật nguyên hợp, các thành tố chủ yếu của văn hóa dân gian (như nghệ thuật ngữ văn dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian), cũng như sinh hoạt văn hóa dân gian và hội lễ dân gian là những lĩnh vực chủ yếu của việc nghiên cứu văn hóa dân gian.
    • Văn Hóa Dân Gian Những Lĩnh Vực Nghiên Cứu
    • Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xuân Kính, Lê Ngọc Canh
    • NXB Khoa Học Xã Hội 1989
    • 264 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1KM8XUy418E-3M3J1JrH2VvLArev_Cv_W
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Apr 19, 2024

Share This Page