Vấn đề gia đình là một vấn đề lớn. Phương Đông cũng như Phương Tây, đã bàn bạc thảo luận nhiều, đến mức đã có những học thuyết riêng. Phạm vi nghiên cứu rất rộng, từ chuyện đạo đức luân lý, chuyện hôn nhân, chuyện giáo dục trẻ em, nam nữ phòng chung đến nữ công gia chánh...đều nằm trong phạm vi gia đình cả Ở nước ta, gia đình cũng đã được quan tâm với nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước; phong trào xây dựng gia đình văn hóa do ngành Văn hóa chủ trì đã được phát động từ nhiều năm trở lại đây. Quan niệm gia đình nhìn theo truyền thống văn hóa Việt Nam; Đã có rất nhiều định nghĩa về gia đình của các nhà triết học, các nhà tư tưởng(Mác, Anghen), các nhà xã hội học (như Jacques Sa-bran, Locke). Nhiều bộ từ điển lớn ở nước ngoài cũng cố tìm một cách giải thích sao cho thỏa đáng nhất. Ở nước ta đề tài văn hóa gia đình Việt Nam cấp nhà nước cũng cung cấp nhiều tư liệu về nguồn gốc khái niệm gia đình, về ngôn ngữ, ngữ nghĩa (theo tiếng Trung, hoặc theo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga). Tất cả đều rất đáng trân trọng, giúp ích cho chúng ta hiểu được thế nào là gia đình. Gia đình Việt Nam phải được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp; Về nghĩa rộng, gia đình liên quan đến cả gia tộc, đến những người thân có huyết thống ( có khi không cùng huyết thống mà cũng được xem là trong gia đình). Cả dân tộc ta là một đại gia đình, vì nguồn gốc đều cùng một mẹ mà ra. Mẹ và cha khá giống nhau, ở xa nhau, nhưng đã thống nhất lại để thành gia đình, có thể chia con ra thành nhiều tộc khác nhau nữa (Lạc Long Quân-Âu Cơ). Còn nghĩa hẹp, tức là gia đình hạt nhân trong truyền thống Việt Nam, Vai trò cha mẹ, con cái, cháu chắt …trong phạm vi một gia đình. Văn Hóa Gia Đình Việt Nam NXB Văn Hóa Dân Tộc 2021 Vũ Ngọc Khánh 249 Trang File PDF-SCAN Link download http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/9870 https://drive.google.com/file/d/1aszKjA4kYxAjyY1pTpcHVjj2P8xi5dfWhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1