Tôi có duyên may được đào tạo theo ngành ngôn ngữ học, một ngành mà gần suốt thế kỷ XX được xem là ngành mũi nhọn, đóng vai trò tiên phong trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn. Do yêu cầu của công tác nghiên cứu, lại được làm việc với nhiều nhà khoa học nổi tiếng: A. G. Haudricourt, G. Condominas, Cao Xuân Huy, Phạm Huy Thông, Phan Ngọc, Từ Chi, Cao Xuân Hạo... nên tôi đã chuyển từ cấu trúc luận của ngôn ngữ học hiện đại sang nghiên cứu ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ (extralinguistique) và đặc biệt là ngôn ngữ - dân tộc học ở Đông Nam Á. Nhờ đi vào nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa mà tôi hiểu được chính ngôn ngữ làm nên con người cũng như chính con người làm nên ngôn ngữ. Cũng vậy, chính ngôn ngữ làm nên văn hóa cũng như văn hóa làm nên ngôn ngữ. Vì thế, có thể áp dụng những nguyên lý của ngôn ngữ học vào nghiên cứu văn hóa học. Ví như mối quan hệ giữa cái biểu đạt (significant) với cái được biểu đạt (signifié) trong ngôn ngữ giúp ta giải mã được mối quan hệ giữa cái hiển và cái mật trong biểu tượng văn hóa. Văn Hóa Học Dẫn Luận NXB Văn Hóa Thông Tin 2013 Phạm Đức Dương, Bùi Quang Thắng, Trần Văn Ánh 351 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1tisWQdBqLmGc4qpomMfl5fLF3i9AIArrhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1