Như chúng ta đã hiểu, văn hoá học là một bộ môn khoa học tương đối mới, nó nghiên cứu, thứ nhất, văn hoá nói chung, thứ hai, các hiện tượng văn hoá riêng biệt (Văn hóa vật chất, văn hoá tinh thần, lối sống, nghệ thuật, tôn giáo, gia đình và v.v…). Theo chúng tôi, văn hoá học là một môn khoa học nhân văn, từ đó sinh ra các nghịch lý khác nhau: không có một văn hóa học, có bao nhiêu nhà văn hoá học lớn thì cũng có bấy nhiêu lý luận văn hoá, mỗi khuynh hướng văn hoá học độc đáo đều quy định cách tiếp cận và đối tượng của mình[1]. Mặc dù vậy các nhà khoa học điều hiểu nhau , đều xây dựng tri thức văn hoá học, đều giao tiếp hữu hiệu với nhau.Sự quan tâm tới văn hoá học được giải thích bởi những nguyên nhân khác nhau: với tư cách một khoa học mà về nguyên tắc là không mang tính chất ý thức hệ, văn hoá học một phần đã gánh vác lấy chức năng của triết học ở nước ta., tức là nó đem lại một cách nhìn mới, toàn vẹn (mặc dù văn hoá học không phải là triết học, và đây cũng là một nghịch lý). Chính các nhà văn hoá học đã đưa ra các cách giải thích độc đáo mới về lịch sử, về các tác phẩm nghệ thuật quen biết, nhưng khó hiểu, cũng như về nhân cách của những người sáng tạo ra chúng. Hiện nay, cùng với triết học và phương pháp luận, văn hoá học thể hiện với tư cách cơ sở cùa các khoa học nhân văn. Cuối cùng, một thực tế không kém phần quan trọng – thụ cảm thế giới và tư duy văn hoá học mang tính rất hiện đại. Văn Hóa Học NXB Chính Trị 2000 V. M. Rôdin Dịch: Nguyễn Hồng Minh 313 Trang File PDF-SCAN Link download https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/107936 https://drive.google.com/file/d/1gWVCaisKgAyESVqqOJmOo6lK2WU96V7nhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1