Văn Hoá Ứng Xử Các Dân Tộc Việt Nam (NXB Văn Hóa Thông Tin 2002) - Lê Như Hoa, 397 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by thinganbui, May 28, 2017.

  1. thinganbui

    thinganbui Member

    upload_2022-10-31_0-1-24.png
    Cũng như bất kỳ lĩnh vực văn hóa nào, văn hóa ứng xử hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Tiếp cận văn hóa ứng xử truyền thống là tìm về cội nguồn của một lĩnh vực văn hóa, từ đó chọn lọc, kế thừa để xây dựng lối ứng xử hiện đại, phù hợp với nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa ứng xử của các dân tộc thiểu số ở nước ta biểu hiện đa dạng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội, trở thành tập quán phong tục.
    Việc tiếp cận văn hóa ứng xử của một số tộc người thiểu số Thái Mường Tấc (Phù Yên - Sơn La), Thái Mai Châu (Hòa Bình), Mường (Hòa Bình), một số tộc người ở Tây Nguyên, Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận và một số vùng ở Nam Bộ), Khơme, qua các phong tục hôn nhân, tang ma, quan hệ gia đình và bản làng của một số tác giả của cuốn sách này, đã minh chứng một cách thuyết phục tính đa dạng, thắm đượm bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam.
    • Văn Hoá Ứng Xử Các Dân Tộc Việt Nam
    • NXB Văn Hóa Thông Tin 2002
    • Lê Như Hoa
    • 397 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/84102
    https://drive.google.com/file/d/1FgHzicBMGFyPuxCYyXMLOVrqXKUv1Ooh
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Oct 31, 2022

Share This Page