Văn học Nam Hà kéo dài khoảng hai trăm năm với mười nhà văn Nôm và Hán nổi tiếng. Nhìn chung cuộc đời nhà văn dính dáng nhiều đến Chính trị, văn thơ của họ cũng bộc lộ tư tưởng phục vụ phe phái mình, người lãnh đạo của mình, đề cao vai trò vùng đất đang chiếm giữ ... Chúng ta đã vào thăm ngang ngách tâm hồn của từng người để thấy mỗi cây Viết mặc dầu đi theo trào lưu chung vẫn có phần nào bản sắc riêng, chẳng hạn niềm ưu tư mong gặp chân chúa để thi thố tài năng giúp đời, nỗi chán chường vì không ai biết tâm sự mình, sự thống thiết vì nỗi tử ly, sự phẫn nộ, tuyệt vọng vì chiến tranh tang tóc, quan lại thanh nhũng, tình bạn bè quê hương yêu mến. Như vậy thời này nhà văn ngoài con người xã hội còn là con người tự do, riêng biệt, một cá thể khác với người chung quanh. Nói lên tâm tình đối với thời cuộc chính trị, nhà văn chỉ mới làm tròn sứ mạng với tình thế, chỉ mới đóng vai trò chứng nhân của thời đại; diễn tả tâm tư, nỗi niềm của chính mình nhà văn mới thoát khỏi số đông và tạo được sắc thái riêng biệt. Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh, Ngọc Hân Công Chúa, Ngô Thế Lân, Hoàng Quang, Trịnh Hoài Đức là những thí dụ cụ thể. Một số tác giả vì tài liệu bị mất mát chúng ta chưa xét đựơc tư tưởng: Hoàng Tử Đán, Nguyễn Quang Tiền, Nguyễn Đăng Thịnh, một số ít hơn vì tác phẩm còn lại không nhiều nên tư tưởng không có gì nổi bật, chúng ta chỉ biết được phần tài nghệ trong cách sử dụng ngôn ngữ, đẽo gọt câu văn: Trường hợp Nguyễn Văn Thành, Đặng Đức Siêu. Văn Học Nam Hà NXB Lửa Thiêng 1972 Nguyễn Văn Sâm 447 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1uf-zFAGD6ZB-FAT0RZ4hww65Sy64U5dIhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1