Thời trẻ trai, ông từng làm thơ đăng trên báo chí đương thời như: Văn,Cứu quốc, Quân đội nhân dân, Văn nghệ. Nhưng ông đã không tiếp tục con đường này để trở thành nhà thơ. Công việc dạy học Văn bậc đại học –sự nghiệp chính yếu của cuộc đời ông – đã lôi cuốn ông, gắn bó ông với nghiên cứu, phê bình văn học. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông được phân công vào Đại học Sư phạm Vinh dạy môn lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Được dăm năm, ông chuyển ra Đại học Sư phạm Hà Nội làm giảng viên đứng lớp gần 40 năm ròng cho tới khi nghỉ hưu. Ông từng đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại của trường này, được phong học hàm Giáo sư, danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Trên lĩnh vực văn học sử và khảo cứu, lúc đầu ông tham gia rồi chủ biên một số giáo trình giảng dạy về lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, biên soạn các bộ toàn tập, tuyển tập văn học về tác gia, tác phẩm văn học thời hiện đại. Có thể kể: Lịch sử văn học Việt Nam 1930 -1945 (viết chung,1973); Tổng tập văn học Việt Nam tập 30A, 30B (chủ biên,1981); Hợp tuyển văn học Việt Nam 1920-1945 (chủ biên,1987); Văn học Việt Nam 1945-1975, hai tập (chủ biên, 1988-1990); Lịch sử văn học Việt Nam tập III (chủ biên, in lần thứ hai,2004); Tuyển tập Nguyễn Tuân, hai tập (chủ biên, 1981-1982); Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988)… Văn Học Việt Nam 1945-1975 Tập 1 NXB Giáo Dục 1988 Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá, Nguyễn Trắc 238 Trang File PDF-SCAN Link download https://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=243621 https://drive.google.com/file/d/1LGZxejGSBJXiUR3Mwgfg1RObgRmUR2L_https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1