Chúng ta đang ở vào năm 1934, một năm hết sức đặc biệt của Tự Lực văn đoàn và của Thế Lữ. Tờ Phong hóa đang trên đà phát triển vũ bão, và ta thấy rằng đà tiến ấy là không thể ngăn cản được nữa: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, sau ba năm “như Tây du học” về nước, trở nên thân thiết với Khái Hưng Trần Khánh Giư dạy cùng tại trường tư thục Thăng Long, và ở Hà Nội, thử nghiệm thất bại với tờ Tiếng cười vừa xong, Nhất Linh tiếp quản tờ Phong hóa đã ra đến số 13 dưới sự điều hành của Phạm Hữu Ninh (cũng là một nhân vật của trường Thăng Long) và có sự cộng tác chặt chẽ của Khái Hưng. Từ số 14 (năm 1932) trở đi, tờ Phong hóa, mà linh hồn lúc này là Nhất Linh, với Khái Hưng bên cạnh, đã nhanh chóng khẳng định vị trí số một trong giới báo chí văn chương Việt Nam. Năm 1932 không chỉ có tờ Phong hóa khởi động. Đây cũng chính là năm hai tờ tạp chí rất quan trọng ra số 1: Văn học tạp chí của anh em nhà họ Dương (Dương Bá Trạc, Dương Tụ Quán, Dương Tự Nguyên…) và tờ Đông Thanh tạp chí của Ngô Tử Hạ. Giới nhà nho vẫn muốn chứng tỏ sức mạnh của mình, và quả thật họ cũng có làm được điều đó, nhất là giúp tạo ra những nhân vật mới, mà trường hợp tiêu biểu là Lê Tràng Kiều, một nhà báo sau này sẽ hết sức quan trọng. Cùng quãng thời gian ấy, Phụ nữ tân văn trong Sài Gòn với hạt nhân Phan Khôi, Đào Trinh Nhất vẫn còn có thế lực dư luận rất đáng nể. Vàng Và Máu Trong Tự Lực Văn Đoàn NXB Đời Nay 1967 Thế Lữ 158 Trang File PDF-SCAN Link Download http://issuu.com/nvthuvien/docs/th____lhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1