Từ thuở xa xưa, khi loài người còn chưa tìm ra chữ viết thì đã biết sử dụng hình vẽ để giao tiếp với nhau. Những kí hiệu, những hình vẽ đơn giản còn lưu lại trên vách đá, vỏ cây, da thú ... cho đến ngày nay cho ta thấy được phần nào cuộc sống của ông cha ta thuở nào. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và khoa học kĩ thuật, nhu cầu diễn tả một cách chính xác hơn các đồ vật, sông núi.... lên bản vẽ ra đời và phát triển dần qua năm tháng. Và cũng từ đó khái niệm "Bản vẽ kĩ thuật" ra đời và có một hướng phát triển riêng so với các loại hình khác. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển đặc biệt là cơ khí, giao thông vận tải, chế tạo máy...Các ngành này yêu cầu bản vẽ phải diễn tả chính xác, đúng tỉ lệ vật thể cần biểu diễn. Đáp ứng nhu cầu đó, cuối thế kỉ 18 một kĩ sư và cũng là một nhà toán học người Pháp tên là Gaspard Moge đã công bố phương pháp biểu diễn vật thể bằng phép chiếu thẳng góc trên hai mặt phẳng hình chiếu.Đó cũng là cơ sở lý luận để xây dựng bản vẽ kĩ thuật cho tới ngày nay. Bản vẽ kĩ thuật có thể coi là ngôn ngữ của ngành kĩ thuật, là tiếng nói chung của tất cả những người làm công tác kĩ thuật trên thế giới, do đó tất cả các tiêu chuẩn xây dựng bản vẽ ngày nay đã được tiêu chuẩn hoá trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Môn Vẽ kĩ thuật mang tính đặc trưng của một môn học thực hành cho nên ngoài việc nắm vững các kiến thức lí thuyết cần đặc biệt chú ý rèn luyện các kĩ năng hoàn thành bản vẽ như: trình tự hoàn thành bản vẽ,thói quen cầm bút, cầm thước....sao cho khoa học nhất. Cùng với sự phát triển của tin học, môn học Vẽ kĩ thuật cũng đã được thừa hưởng nhiều thành tựu, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế. Với sự trợ giúp của các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng, công nghệ vẽ và thiết kế đã có sự thay đổi cơ bản. Sự trợ giúp của máy tính và phần mềm đồ hoạ cho phép tự động hoá việc xử lí thông tin vẽ, tự động hoá việc lập các bản vẽ kĩ thuật hoặc giải các bài toán hình hoạ....Nhưng để hoàn thành một bản vẽ bằng máy tính điện tử, người sử dụng máy trước hết phải nắm vững các kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật giống như khi hoàn thành bản vẽ kĩ thuật bằng tay. Để đáp ứng yêu cầu học tập môn học này, ngoài những tài liệu đã được phát hành rộng rãi, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn sách điện tử "Vẽ kĩ thuật" nhằm mục đích gíup người học dễ dàng tiếp cận với nội dung học tập ở mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet. Cuốn sách được trình bày dưới dạng các chủ đề để người học dễ dàng tiếp cận với nội dung mà mình quan tâm. Download nội dung giáo trình. Chú ý: Giáo trình điện tử của trường ĐHSP Hà nội là một loại học liệu điện tử đã được đóng gói theo chuẩn SCORM 1.2. Để học được nội dung của giáo trình này cần phải được chạy trên một hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS) hoặc là một phần mềm có thể thưc thi được các gói học liệu theo chuẩn SCORM 1.2 – như Reload Player. Các yêu cầu kỹ thuật Để học được các giáo trình này trên máy tính cá nhân, cần phải cài đặt các phần mềm sau: - Phần mềm Reload Player - Phần mềm JavaRuntime Enviroment Bạn có thể download hướng dẫn và bộ công cụ các phần mềm hỗ trợ trên tại đây.https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1