Việc nghiên cứu Thi pháp học đã tạo thành một trào lưu ở Việt Nam những năm 1990. Hàng loạt công trình dịch thuật, giới thiệu các nhà Thi pháp học Liên Xô được xuất bản và đăng tải trên các báo chí. Bạn đọc Việt Nam đã biết đến tên tuổi của các nhà Thi pháp học nổi tiếng thế giới như: Aristote, Lưu Hiệp, Viên Mai, Bakhtin, Jakobson, Khrapchenco, Todorov, Meletinski, Propp… Thật khó thống kê được có bao nhiêu luận án, luận văn, bài báo về Thi pháp học. Tính đến năm 2000, ngoài các tác phẩm đã nêu trên còn có một số cuốn sách về Thi pháp học như sau: Về lĩnh vực Văn học dân gian và văn học kịch: Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp (Nguyễn Thái Hòa - 1977), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian (Hà Bình Trị - 1999), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam (Phan Thị Đào – 1999), Thi pháp văn học dân gian (Lê Trường Phát – 2000), Phong cách và thi pháp trong nghệ thuật cải lương (Hà Văn Cầu – 1995), Về thi pháp kịch (Tất Thắng – 2000)…Về văn học viết Việt Nam: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (Bùi Văn Tiếng – 1997), Về một đặc trưng của thi pháp thơ Việt Nam (1945 – 1995) (Vũ Văn Sĩ – 1999)... Về văn học nước ngoài: Thi pháp L. Tônxtoi (Nguyễn Hải Hà – 1992), Thi pháp thơ Đường (Nguyễn Thị Bích Hải – 1995), Thi pháp thơ Đường (Lương Duy Thứ - 1996)…Về lý luận Thi pháp học: Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca (Bùi Công Hùng – 1983), Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ (Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương – 1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp (Nguyễn Thị Dư Khánh – 1995), Những vấn đề thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa – 2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam (Hữu Đạt – 2000)… Về Một Đặc Trưng Thi Pháp Thơ Việt Nam 1945-1995 NXB Khoa Học Xã Hội 1999 Vũ Văn Sĩ 224 Trang File PDF-SCAN Link download http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=83593https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1