Việt Nam Dân Luật Lược Khảo Quyển II-Nghĩa Vụ Và Khế Ước (NXB Bộ Giáo Dục 1963) - Vũ Văn Mẫu, 795 Tr

Discussion in 'Pháp Luật Học' started by admin, Jan 30, 2017.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    [...] Hai bộ Dân luật Bắc và Dân luật Trung đã gần như thừa nhận nguyên văn bộ Dân luật của Pháp. Ở Nam Phần, tuy bộ Dân luật Giản yếu 1883 không quy định các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và khế ước, nhưng các Tòa án cũng thường áp dụng bộ Dân luật của Pháp như lý trí thành văn.
    Nhận xét như vậy, không phải là chấp nhận dễ dàng một quan niệm quá đơn giản về vấn đề này và chủ trường rằng tất cả pháp chế của Tây Phương có thể chuyển di một cách máy móc vào trong khuôn khổ của Dân luật Việt Nam được.
    Nếu trong bộ Dân luật của Pháp, phần lớn các điều khoản đã chấp nhận một giải pháp hợp với lý trí và lẽ công bằng thì trái lại, cũng còn một số nhược điểm mà đáng lẽ các nhà soạn thảo ra hai bộ Dân luật Bắc (1931) và Dân luật Trung (1939) phải sáng suốt nhận định rõ để tránh được các sự sai lạc ấy.
    Các nhược điểm này trước hết liên quan đến kỹ thuật pháp lý. Bộ luật Nã-Phá-Luân, nhiều khi vì chịu ảnh hưởng quá sâu xa của luật La Mã, đã chấp nhận một số ý niệm lỗi thời vô ích như ý niệm nguyên nhân của nghĩa vụ, sự cấm đoán cấu kết cho tha nhân, ý niệm chuẩn khế ước v.v...

    • Việt Nam Dân Luật Lược Khảo
    • NXB Bộ Giáo Dục 1963
    • Vũ Văn Mẫu
    • 795 Trang
    • File PDF_SCAN
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/0B8TIqrl-mVeeZk1YaDUtTE5zUlE/view
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Oct 3, 2018

Share This Page