Những gì chúng ta đã biết về Hệ Mặt Trời vẫn còn rất ít. Biên giới xa nhất của Hệ Mặt Trời được khoa học ngày nay xác định là Mây Oort - một khu vực chứa rất nhiều vật thể băng có kích thước của các thiên thạch và tiểu hành tinh nằm cách Mặt Trời trong khoảng 0,8 đến 3,2 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng đi được trong 1 năm) - trong khi cho tới nay những hiểu biết của chúng ta về chính những hành tinh gần Trái Đất nhất còn chưa hoàn chỉnh. Vẫn còn rất nhiều thông tin chưa được hé lộ, đòi hỏi thêm rất nhiều năm quan sát, phân tích và xây dựng mô hình của các nhà khoa học. Mặc dù vậy, trong lúc chờ đợi những nghiên cứu đó, thì mỗi ngày, bằng chính đôi mắt của mình, chúng ta vẫn nhìn thấy những thứ ở xa hơn nhiều so với những thiên thể xa xôi nhất của Hệ Mặt Trời. Đó là những ngôi sao, những đốm sáng trên bầu trời hàng đêm. Rất nhiều thế kỷ trước, tổ tiên của chúng ta đã quan sát và nhận thấy chu kỳ đều đặn của những đốm sáng trên bầu trời đêm. Họ cũng nhận thấy vị trí tương đối giữa những đốm sáng đó gần như cố định, để từ đó tưởng tượng và lập ra qui ước về các chòm sao. Dù vậy, tới vài thế kỷ gần đây, con người mới biết rằng mỗi ngôi sao tưởng như rất nhỏ bé đó thực tế là những khối cầu khổng lồ và rực lửa giống như Mặt Trời, và rồi tiếp đó, chúng ta lại biết rằng tất cả những ngôi sao mà chúng ta có thể nhìn thấy hàng đêm đều nằm trong một cấu trúc lớn là thiên hà Milky Way, và thiên hà có chứa chúng ta đó trên thực tế chỉ là một phần rất, rất nhỏ của vũ trụ. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ hành trình tới vùng vũ trụ vượt xa ra ngoài Mây Oort để khám phá các sao, tinh vân, lỗ đen, thiên hà, cụm thiên hà, không gian và thời gian, cũng như quá khứ và tương lai của chính vũ trụ. Vũ Trụ Xa Hơn Mây Oort NXB Thanh Niên 2018 Đặng Vũ Tuấn Sơn 246 Trang File PDF-SCAN Link download https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/136518https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1