Vương Quốc Champa (NXB Đại Học Quốc Gia 2006) - Lương Ninh, 405 Trang

Discussion in 'Lịch Sử Học' started by nhandang123, Jul 2, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2022-1-30_11-17-40.png
    Đây là một vương quốc có mặt lâu đời trên bán đảo Đông Dương, thường được gọi buổi ban đầu là Lâm Ấp (192-749) rồi sau đó lấy tên Hoàn Vương (758-859) và sau cùng với tên Chiêm Thành (988-1471). Cương vực của vương quốc nầy hiện nay thuộc về miền trung Việt Nam từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam. Những tháp chàm bằng gạch nung màu đỏ sẫm mà thường trông thấy ở miền trung là tang chứng trầm lặng duy nhất của một nền văn hóa bị hủy diệt qua những dòng xoáy của lich sử. Dân tộc Chàm chắc chắn là thuộc nhóm chủng tộc ngữ hệ Nam Đảo, có thể là hậu duệ của những cư dân Sa Huynh cổ và sinh cư vùng ven biển miền trung và miền nam của Việt Nam từ thời kì đồ đá. Ở vào thế kỷ thứ hai, dân tộc thủy thủ nầy theo Ấn Độ giáo khi họ có dịp tiếp xúc với các thương nhân người Ấn.
    Một du khách Trung Hoa ở thế kỷ thứ tư có từng mô tả loại người riêng biệt nầy như sau: mũi thẳng to, tóc thì đen và quăn, thường thấy trong tang lễ , có hỏa táng dẫn theo tiếng nhịp của trống. Người Chămpa không những họ là những người thủy thủ xuất sắc mà còn là những người xây cất tuyệt vời và những nông dân khéo léo. Dân tộc Chàm đã thành công trong cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Hán, đựợc độc lập và tự chủ vào đầu thế kỷ thứ năm sau bao nhiêu lần kháng cự lại sự xâm lược của người Trung Hoa. Thủ đô của họ ở Trà Kiệu (Indrapura), gần thành phố Đà Nẵng ( tỉnh Quảng Nam) từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9.
    • Vương Quốc Champa
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2006
    • Lương Ninh
    • 405 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=106303
    https://drive.google.com/file/d/1u-tm5ccZkVCDB2rjkwQqja6IOk5PkhZw
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jan 30, 2022

Share This Page