Sự phát triển của khoa học pháp lý nước nhà trong những năm gần đây đã cho thấy, tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật không còn là những chủ đề mới song sự nhận thức về nó còn khá tản mạn và chưa thực sự đầy đủ. Thiếu một nền tảng nhận thức chung về các yêu cầu này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất cập và lạc hậu, thiếu tính khả thi của hệ thống pháp luật của chúng ta trong thời gian qua. Qua quá trình rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam với các yêu cầu minh bạch của BTA và WTO, trong thực tế còn có những văn bản pháp luật không quy định rõ ràng và áp dụng khác nhau, không nhất quán. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tiếp tục bộc lộ những khiếm khuyết về tính mịnh bạch không chỉ ở nội dung mà ngay cả các giai đoạn của quá trình xây dựng pháp luật; xây dựng chính sách pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, công bố dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, công bố văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá về tính thống nhất, sự đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành để từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến những đòi hỏi của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền được thực hiện ở những cấp độ khác nhau và đã đạt nhiều kết quả nghiên cứu rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện và hệ thống về các yêu cầu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 từ các yêu chí: thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả. Thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả là mục tiêu hướng đến của bất cứ hệ thống pháp luật nào trên thế giới và luôn được xem là thuộc tính vốn có của nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, minh bạch và thống nhất còn là những cam kết của các quốc gia thành viên của các tổ chức quốc tế như: WTO, EU, ASEAN… Bởi vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được nghiên cứu với phạm vi nghiên cứu không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Có thể khẳng định rằng, khoa học pháp lý của các quốc gia phát triển trên thế giới đã hình thành hệ thống lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và hệ thống các tiêu chí đánh giá về tính thống nhất, sự đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền nói riêng. Nhiều lý thuyết và kinh nghiệm xây dựng pháp luật ở các quốc gia này đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia chuyển đổi thông qua các kênh tiếp nhận đa dạng như: hội nhập các thể chế kinh tế đa phương, thông qua hệ thống luật mẫu, tư vấn, đào tạo của chuyên gia pháp luật nước ngoài, nghiên cứu khoa học và trao đổi tư liệu. Cuốn sách này góp phần nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền: giá trị và những thuộc tính cơ bản; - Thực trạng hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay; - Yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền; - Yêu cầu về đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền; - Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Tên sách: Xây Dựng Hệ Thống Pháp Luật Thống Nhất, Đồng Bộ, Minh Bạch Và Hiệu Quả Trong Nhà Nước Pháp Quyền Việt Nam NXB Khoa Học Xã Hội 2014 Tác giả: Nguyễn Như Phát 376 Trang Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Link Download http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn...trong-nha-nuoc-phap-quyen-viet-nam-51005.html https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1