Ý Nghĩa Sự Chết Và Kinh Tận Độ (Ấn Bản 2008) - TùngThiên, 128 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by quanh.bv, Oct 30, 2014.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Ý Nghĩa Sự Chết Và Kinh Tận Độ
    Ấn Bản 2008
    TùngThiên, Từ Bạch Hạc
    128 Trang
    Mọi người ai cũng phải chết... nhưng thông thường tâm lý con người không thích nghĩ đến, bàn đến cái chết, đôi khi còn cho là điều cấm kỵ nữa. Vì thế, cái chết thường được nói khác đi như “qua đời, từ trần, quá cố, qui Tiên...” cho nhẹ nhàng hơn. Thực ra, chết là gì? Chết có phải là hết không? Có một thế giới nào khác bên kia cửa tử không? Sống để làm gì? Sống và Chết đều liên quan mật thiết đến con người. Đã nghiên cứu nhiều đến sự sống, con người cần tìm tòi, học hỏi về cái chết.
    Con người thật sự là ai? Thiên đàng và địa ngục có hay không? Làm sao để có thể giúp người hấp hối ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản? Mục đích của luật luân hồi, quả báo? Ta có thể tự cứu độ mình được không? Ý nghĩa của hai chữ Tận Độ? Ta được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già nua rồi mất đi. Những thành công cùng thất bại, hạnh phúc cùng đau khổ trong cuộc sống đem lại cho ta điều gì hữu ích hay không?
    Thật đớn đau biết bao khi phải chia tay vĩnh viễn người thân yêu! Nỗi buồn có thể kéo dài rất lâu nhưng người ta chỉ nghĩ đến cái chết chốc lát rồi quên ngay, ít ai chịu tìm hiểu, suy niệm sâu xa về nó. Nói chung, con người do lòng tham sống nên nghĩ đến cái chết với một ấn tượng thật u ám và bi lụy. Ngoài ra, người ta còn bị ám ảnh với những hình phạt xay cưa, nấu đốt trong vạc dầu, bị tra khảo trong hỏa ngục đời đời kiếp kiếp.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page