Rừng Ngập Nước Ở Việt Nam (NXB Giáo Dục 1987) - Phùng Trung Ngân, 139 Trang

Discussion in 'Động-Thực Vật' started by thaoanh12, Sep 29, 2020.

  1. thaoanh12

    thaoanh12 Member

    [​IMG]
    Xuất phát từ vị trí, vai trò của rừng ngập mặn, sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển các khu rừng này. Nhờ đó, nhiều khu vực rừng ngập mặn được phục hồi, mở rộng; trong đó, rừng U Minh, rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách; là liều thuốc hồi sinh cho các vùng đất hoang hóa một thời do chất độc hóa học của chiến tranh. Tuy nhiên, với nhiều nguyên do khác nhau, việc bảo vệ, giữ gìn các khu rừng ngập mặn ở một số khu vực, địa phương chưa được chú trọng, thậm chí còn bị tàn phá nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do quá trình khai thác, phát triển kinh tế không gắn với bảo tồn; trong đó, chủ yếu là chuyển rừng ngập mặn sang nuôi, trồng hải sản và làm nông nghiệp, v.v. Đây là những hoạt động mà trước mắt có thể đem lại lợi ích về kinh tế, nhưng hậu quả thì khôn lường. Bởi lẽ, mất rừng ngập mặn sẽ đẩy mạnh sự xâm nhập nước biển vào đất liền, thúc đẩy quá trình xói lở, mặn hóa, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, thậm chí lượng mưa giảm hẳn, không khí nóng hơn do lượng khí CO2 tăng,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong khu vực và sự phát triển bền vững.
    • Rừng Ngập Nước Ở Việt Nam
    • NXB Giáo Dục 1987
    • Phùng Trung Ngân, Châu Quang Hiền
    • 139 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=233777
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Sep 29, 2020

Share This Page