Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc, hàng ngàn giáo viên, cán bộ giáo dục, dù quê ở miền Bắc hay quê ở miền Nam tập kết ra Bắc, đã hăng hái “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, trở về miền Nam trực tiếp tham gia chiến đấu và dạy học. Trong đội ngũ nhà giáo – chiến sĩ ấy có đồng chí Nguyễn Quốc Bảo. Với lí tưởng cống hiến cháy bỏng, với tình cảm yêu thương tha thiết đồng bào miền Nam “đi trước về sau”, suốt mười năm trời lăn lộn trên chiến trường, khi cầm bút, lúc trực tiếp cầm súng, đồng chí đã cùng cán bộ, giáo viên và người dân Nam Bộ đồng cam cộng khổ xây dựng phong trào giáo dục trong hoàn cảnh chiến tranh hết sức ác liệt, để quyết tâm đem lại ánh sáng văn hoá cho những người nông dân chân đất và con em của họ, đào tạo được nhiều thế hệ “hạt giống đỏ” cho cách mạng miền Nam. Đặc biệt, do yêu cầu công tác, đồng chí đã Ba lần vượt Trường Sơn – con đường huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đối với một đời người, một lần vượt Trường Sơn cũng đã là một thử thách lớn lao như đồng chí Tố Hữu đã viết: “Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”. Lần thứ nhất, trong đội hình đoàn cán bộ tăng cường K33, đồng chí hành quân vượt Trường Sơn vào Nam bằng đôi chân ròng rã gần ba tháng trời. Lần thứ hai, đồng chí “nửa đi bộ, nửa đi xe” vượt Trường Sơn ra Bắc với sứ mệnh báo cáo tình hình giáo dục miền Nam với Trung ương và xin Trung ương chi viện cán bộ, sách giáo khoa, phương tiện, đồ dùng dạy học cho giáo dục miền Nam để chuẩn bị đón thời cơ. Lần thứ ba, đồng chí lại vượt Trường Sơn trở về miền Nam tiếp tục làm công tác giáo dục (lần này may mắn hoàn toàn hành quân bằng ô tô từ Hà Nội vào đến Trung ương Cục miền Nam). Ba lần vượt Trường Sơn của đồng chí gắn liền với những cột mốc đánh dấu những chặng đường đi tới ngày toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ba Lần Vượt Trường Sơn NXB Giáo Dục 2012 Nguyễn Quốc Bảo 121 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1DV-CEiJtJKjo1ZGDfaafdUXX_D3eDGJ5https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1