Bài Giảng Gốc Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam (NXB Tài Chính 2022) - Nguyễn Thị Hạnh, 224 Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Xã Hội Học' started by quanh.bv, Sep 7, 2023.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-9-7_15-4-12.png
    Trong nền văn minh cổ Trung Hoa, chữ văn xuất hiện sớm nhất trong Chu Dịch, với nghĩa ban đầu là vẻ đẹp bên ngoài, do màu sắc, sự giao hoà của muôn vật tạo nên (trăng, sao, mây, mưa, sấm, chớp là văn của trời; màu lông, vằn lông là văn của chim muông, cầm thú). Sau đó, văn được mở rộng sang con người và xã hội: biết mặc đẹp, nói lời hay, cử chỉ nhã nhặn là văn của người; chế độ điển chương, đạo đức, lễ nghi phong tục là văn của xã hội; hóa là biến hóa, biến đổi. Thời Tây Hán, Lưu Hướng là người đầu tiên ghép hai yếu tố đó thành văn hoá, với nghĩa văn trị, giáo hoá.
    Trong văn minh phương Tây cổ đại, khởi đầu, văn hoá là sự gieo trồng, cày vỡ đất đai, chăm sóc cây trồng. Dần dần, khái niệm văn hoá được mở rộng, có thêm nghĩa trừu tượng, dùng để chỉ sự mở mang, phát triển tinh thần của con người. Với hai nghĩa cơ bản đó, văn hóa đi vào hầu hết ngôn ngữ của người châu Âu và trở thành vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu.
    • Bài Giảng Gốc Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam
    • NXB Tài Chính 2022
    • Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hiền
    • 224 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1Z-XdjMnmp79YvY6jHqAGLilov4SzPZqW
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page