Một câu hỏi dồn dập va đập như một xung động trong tập sách này là: con người có thể nào sống mà không xung đột không? Xuyên suốt các cuộc đối thoại này, Krishnamurti chủ trương rằng điều này chỉ có thể diễn ra khi sự xung đột bên ngoài giữa hai người hay giữa hai cộng đồng trong chiến tranh, phải được thấy là nó khởi lên từ sự xung đột bên trong mỗi người. Nguồn gốc của thứ xung đột này là do sự tập trung sai lầm nhưng mãnh liệt vào "cái sẽ phải là" thay vì chính xác là vào "cái đang là", dù là trong ta hay người khác. Hay nói cách khác, ta thấy các lý tưởng và mục tiêu đã lặng lẽ và hấp dẫn hơn là quan sát và thấu hiểu sự kiện. Thông thường, nếu sự kiện - tức là sự việc đang diễn ra - khiến ta không vui, xu hướng của ta là chống lại, lẩn tránh hoặc triệt tiêu nó. Nhưng thái độ “lẩn tránh sự kiện” này, như Krishnamurti gọi, là rất nguy hiểm. Phản ứng theo cách đó, ông lý giải, ta đang chia chẻ một cách giả tạo nhưng mãnh liệt cái ‘tôi’ với những gì nó kinh nghiệm - người-quan-sát và vật-được-quan-sát. Cái "tôi", cái ngã bị chia chẻ này là một ảo ảnh của tư tưởng dựa trên kinh nghiệm hạn chế, một loại con rối tâm lý - theo Krishnamurti là hang ổ của bạo lực, dù là giữa hai người hay hai quốc gia. Ông khẳng định, đây không phải là vấn đề của một số ít người mất quân bình mà toàn thể nhân loại bị kẹt cứng trong đó. Chất Vấn Krishnamurti NXB Thời Đại 2010 J. Krishnamurti 423 Trang File PDF_SCAN Link Download http://117.0.32.49:81/handle/11744.6/140829https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1