Môn vật lý hạt nhân được giảng dạy trong các khối kỹ thuật tại các trường đại học Việt Nam suốt nửa thế kỷ qua. Đối tượng nghiên cứu về lĩnh vực vật lý hạt nhân là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, các cán bộ khoa học. Vì vậy nhu cầu có sách về vật lý hạt nhân để học tập và tham khảo là khá lớn. Quyển sách "Cơ sở vật lý hạt nhân" được soạn thảo trên cơ sở các bài giảng của tác giả cho bậc đại học và sau đại học trong các năm qua. Vật lý hạt nhân bao hàm một phạm vi rất rộng về lý thuyết và thực nghiệm đối với hạt nhân và hạt cơ bản từ năng lượng rất thấp đến năng lượng rất cao. Một quyển sách về cơ sở vật lý hạt nhân chỉ hạn chế một phần nào đó trong phạm vi kiến thức này. Hiện nay Việt Nam đang sử dụng lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc năng lượng thấp và các thiết bị ứng dụng chất phóng xạ, và hơn nữa, chúng ta đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nói khác đi, phần lớn công tác nghiên cứu và ứng dụng tập trung vào lĩnh vực vật lý hạt nhân năng lượng thấp, mà chủ yếu là vật lý thực nghiệm. Xuất phát từ lý do đó, quyển sách này tập trung vào vật lý hạt nhân thực nghiệm năng lượng thấp và năng lượng trung bình. Tuy nhiên, để phản ảnh tương đối đầy đủ cơ sở vật lý, trong quyển sách cũng trình bày các lý tuyết về vật lý hạt nhân ở một mức độ vừa phải nhằm giúp cho sinh viên có thể tiếp thu được. Quyển sách gồm bảy chương. Chương 1 nêu tóm tắt về vật lý nguyên tử và các đặc trưng, tính chất cơ bản của hạt nhân. Chương 2 dành cho các mẫu hạt nhân, gồm giọt chất lỏng, mẩu vỏ và mẫu suy rộng. Phản ứng hạt nhân được trình bày trong chương 3, trong đó có các cơ chế phản ứng hợp phần và phản ứng trực tiếp, và hai loại phản ứng đặc thù là phản ứng phân hạch hạt nhân và phản ứng tổng hợp nhiệt hạch.Chương 4 mô tả các quá trình phân rã alpha, beta và dịch chuyển gamma. Trong chương 5 trình bày các quá trình truyền các bức xạ alpha, beta, gamma và neutron qua vật chất. Chương 6 dành cho các nguồn bức xạ, gồm các nguồn phóng xạ tự nhiên và nhân tạo, các thiết bị bức xạ như lò phản ứng hạt nhân và máy gia tốc hạt tích điện. Cuối cùng trong chương 7 trình bày các phương pháp ghi đo bức xạ, gồm các detector bức xạ, các hệ đo đạc bức xạ và các phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm. Trong phần cuối mỗi chương của quyển sách đều nêu một số bài tập ví dụ có lời giải mẫu và khoảng 10 - 15 bài tập tự giải. Việc giải các bài tập này sẽ giúp cho bạn đọc nắm kỹ hơn phần lý thuyết. Cơ Sở Vật Lý Hạt Nhân NXB Khoa Học Kỹ Thuật 2006 Ngô Quang Huy 400 Trang File PDF-SCAN Link download https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60296 https://drive.google.com/file/d/1LQETJ9EH5F-ZTadmGguF_4d_-Mn47-0Rhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1