Công Nghệ Tế Bào Gốc (NXB Giáo Dục 2008) - Phan Kim Ngọc, 538 Trang

Discussion in 'Sinh Học' started by admin, Sep 19, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Tế bào gốc (Stem cell) đang được cộng đồng xã hội và các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Với niềm hi vọng to lớn, đông đảo công chúng đang dõi theo những kết quả mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc. Tin tức về những đột phá, tiến bộ mới, về những thành tựu trong nghiên cứu tế bào gốc không chỉ xuất hiện trong những tạp chí khoa học chuyên sâu, mà còn xuất hiện trên các bào hàng ngày, trên ti vi, đài phát thanh, internet, ... Người ta bàn thảo, tranh luận về tế bào gốc tại Liên hiệp quốc, trên phố tài chính Wall, trong nhiều phiên họp của chính phủ, quốc hội. Giải thưởng Nobel năm 2007 được trao cho 3 nhà khoa học : Mario Capecchi, Martin Evans và Oliver Smithies là những người có liên quan mật thiết với lĩnh vực tế bào gốc. Cho đến nay, chúng ta có thể khẳng định diện mạo tế bào gốc có những đặc điểm chính như sau:
    Tế bào gốc là những tế bào có tiềm năng phát triển, tự làm mới và biệt hoá thành nhiều loại tế bào bình thường khác của cơ thể, chúng có thể bù đắp, thay thế các tế bào bị chết hoặc bị bệnh. Tế bào gốc tạo nên một lĩnh vực khoa học rất đặc biệt, rất chuyên sâu nhưng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực y sinh học ; lĩnh vực này đã được biết đến từ lâu nhưng chỉ mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây ; tế bào gốc là vấn đề lí luận sinh học nhưng có tầm ứng dụng rộng lớn ; nghiên cứu tế bào gốc đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền bạc, sức lực nhưng hứa hẹn nhiều lợi nhuận.
    Nghiên cứu tế bào gốc không chỉ là nghiên cứu về sinh học tế bào, việc nghiên cứu này phải kết hợp với nghiên cứu sinh học phân tử, kĩ nghệ di truyền (genentic engineering), thao tác tế bào, chuyển gen ... Nghiên cứu tế bào gốc cũng đang kết hợp với những nghiên cứu về kĩ nghệ mô (tissue engineering). Tính ứng dụng của tế bào gốc ngày càng rõ rệt. Bước đầu đã có một số bệnh nhân bị liệt tuỷ sống, tiểu đường, động mạch vành, ung thư, ... được điều trị có kết quả khả quan bằng công nghệ tế bào gốc. Nhiều chuyên gia về tế bào gốc hi vọng sẽ có một dự án tế bào gốc toàn cầu theo kiểu dự án bộ gen người (Human genome project) đã được thực hiện thành công.
    Ở Việt Nam, một số các nhà khoa học đã và đang bắt tay vào nghiên cứu tế bào gốc. Một số nhóm nghiên cứu tế bào gốc đã hình thành. Bộ Khoa học Công nghệ đã quan tâm đến lĩnh vực này và đầu tư cho các nghiên cứu. Mặc dù kết quả nghiên cứu còn khiêm tốn nhưng hi vọng trong tương lai gần, các nhà khoa học Việt Nam có thể đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong ứng dụng điều trị một số bệnh.
    Các sách chuyên đề và thông tin về tế bào gốc ở nước ta còn rất hạn chế. Trên tay của bạn đọc là quyển sách Công nghệ tế bào gốc đầu tiên ở Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phan Kim Ngọc cùng với các đồng nghiệp trẻ tuổi với nhiệt huyết và cố gắng, vừa nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài về tế bào gốc vừa tích luỹ kiến thức để biên soạn quyển sách này. Đây là quyển sách có nội dung nghiêm túc, phong phú, khá toàn diện và chuyên sâu. Các tác giả không chỉ đề cập đến khái niệm, lí luận sinh học tế bào gốc, mà còn cung cấp các kĩ thuật cơ bản về thu nhận, nuôi cấy, biệt hoá tế bào gốc. Các tác giả cũng đề cập đến các lĩnh vực ứng dụng, những vấn đề về đạo đức có liên quan khi nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc. Nội dung quyển sách được bố cục trong 6 phần với 33 chương như sau :
    PHẦN 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO GỐC
    Chương 1. Vài nét về việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
    Chương 2. Tế bào gốc : Định nghĩa và phân loại
    Chương 3. Tế bào gốc và tiềm năng ứng dụng
    Chương 4. Tính vạn năng và sự tự làm mới
    PHẦN 2. TẾ BÀO GỐC PHÔI
    Chương 5. Tế bào gốc phôi và việc thu nhận tế bào gốc vạn năng
    Chương 6. Nuôi cấy và tạo dòng tế bào gốc phôi
    Chương 7. Tế bào mầm
    PHẦN 3. TẾ BÀO GỐC TRƯỞNG THÀNH
    Chương 8. Ổ (niche) tế bào gốc trưởng thành
    Chương 9. Nhận diện tế bào gốc : từ sinh học đến kĩ thuật
    Chương 10. Tế bào gốc tạo máu
    Chương 11. Tế bào gốc trung mô
    Chương 12. Tế bào gốc vạn năng cảm ứng
    Chương 13. Tế bào gốc rìa giác mạc và ứng dụng
    Chương 14. Tế bào gốc cơ xương
    Chương 15. Tế bào gốc da
    Chương 16. Tế bào gốc của mô mỡ
    Chương 17. Tế bào tiền thân nội mô
    Chương 18. Tế bào gốc thần kinh
    Chương 19. Tế bào gốc nhũ nhi
    Chương 20. Tế bào gốc ung thư
    Chương 21. Các tế bào gốc khác
    PHẦN 4. LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC
    Chương 22. Thử nghiệm tiền lâm sàng liệu pháp tế bào gốc
    Chương 23. Tế bào gốc trong điều trị bệnh thần kinh
    Chương 24. Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tim mạch
    Chương 25. Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tiểu đường
    Chương 26. Tái tạo biểu mô và da
    Chương 27. Ứng dụng tế bào gốc trong chấn thương chỉnh hình
    Chương 28. Liệu pháp tế bào gốc tạo máu trong điều trị bệnh tự miễn
    Chương 29. Liệu pháp gen tế bào gốc
    PHẦN 5. BẢO QUẢN TẾ BÀO GỐC
    Chương 30. Bảo quản tế bào gốc
    Chương 31. Ngân hàng tế bào gốc
    Chương 32. Ngân hàng máu cuống rốn
    PHẦN 6. SẢN PHẨM, SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ ĐẠO LÍ SINH HỌC
    Chương 33. Đạo lí Sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc
    • Công Nghệ Tế Bào Gốc
    • NXB Giáo Dục 2008
    • Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Trương Định
    • 538 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://www.mediafire.com/download/nz7y5i2bycud0b6
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Mar 9, 2020

Share This Page