Phạm vi nghiên cứu của địa lý học lịch sử rất rộng. Sách này chỉ nhằm phục vụ những yêu cầu trực tiếp của việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam đề ra những vấn đề có thể nói là sơ bộ, từ đó mà hiểu thêm được về phương diện địa lý những sự kiện quan trọng của thông sử Việt Nam. Chủ yếu là nghiên cứu phần địa lý hành chính để nhận định cương vực của nhà nước và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, rồi đến quá trình mở mang lãnh thổ. Đồng thời tác giả lại nghiên cứu khía cạnh địa lý của những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm quan trọng thời phong kiến, tức là sự nghiệp bảo toàn đất nước trải qua các đời. Có thể nói rằng từ đầu đời Nguyễn, môn địa lý học lịch sử đã được các nhà sử học bắt đầu chú ý. Đời Minh Mệnh, Nguyễn Văn Siêu, trong sách Đại Việt địa dư toàn biên gồm 5 quyển, đã để cả quyển I đề là " Địa chí tiền biên" để chép lại danh sách các chính sử của Trung Quốc từ Tiến Hàn thư đến Đường thư, và cả quyển II đề là "Tiền Lê Phương dư chính biên" Để ghi chép những thay đổi của những khu vực hành chính trong đời Lê và phụ chép những chương mục của Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư và sách Độc sử phương dư kỷ yếu, có quan hệ về địa lý học lịch sử nước ta. Một phần quan trọng của những quyển khác cũng được dành cho địa lý học lịch sử... Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời NXB Văn Hóa Thông Tin 2005 Đào Duy Anh 275 Trang File PDF-SCAN Link Download https://www.scribd.com/doc/151627659/https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1