Dỡ Mắm (NXB Trẻ 2015) - Vương Hồng Sển, 373 Trang

Discussion in 'Vương Hồng Sển (1902-1996)' started by admin, Jul 12, 2016.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Hầu như những người trẻ ít khi nghe đến từ dân dã “dỡ mắm”. Tại sao gọi thế? Ta hãy nghe học giả Vương Hồng Sển giải thích bắt đầu từ câu ca dao Nam bộ: “Ngồi buồn dỡ mắm nhau ra/ Mắm ông thì thúi, mắm bà không thơm”. Tục ngữ lại có sẵn câu: “Mắm ngon chi lắm cũng có dòi”, biết kinh nghiệm, chịu khó "xử lý", là mắm ăn được. Vì lý do đó, tập di cảo này, tác giả lấy tựa Dỡ mắm (NXB Trẻ) và cẩn thận viết thêm: “Nhưng tập này, dặn lại, khi chết rồi mới được in hay làm gì thì làm. Vậy cứ mạnh dạn viết. Có người nào khi đọc không bằng lòng, dẫu trách cứ, S. vẫn không nghe, vì còn ở đây đâu nữa mà nghe!”. Đúng là giọng điệu của cụ già “gân” lúc ấy đã ngoại 90 xuân, quá nổi tiếng trên văn đàn.
    Trong di cảo này, bạn đọc thích thú khi được “hầu chuyện” cùng một nhà nghiên cứu uyên thâm. Nhiều người khác chắc chắn cũng thế, nhưng sự “ma mị” của cụ Sển còn “ăn tiền” ở giọng văn hài hước sâu cay, hóm hỉnh và rặt lời ăn tiếng nói của người miền Nam. Tương tự ba tập di cảo Tạp bút của những năm Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, tập Dỡ mắm cũng được ấn hành vào dịp gần Tết. Bởi lẽ, người sưu tập bản thảo muốn hiến những trang viết của một tác giả thuộc loại “gừng càng già càng cay”, nên đọc lúc tâm hồn thư thái nhất. Không cần đọc vội, mỗi ngày lật vài trang lai rai về chuyện xưa tích cũ là đủ.
    Ở đây, học giả Vương Hồng Sển đưa người đọc trở về với tuổi học trò ở trường tỉnh Sóc Trăng, trường Chasseloup Laubat (tức trường Lê Quý Đôn ngày nay) trong những năm 1919 - 1923, việc làm của mấy quan Tây thời Pháp thuộc, rồi những tài liệu liên quan đến những nhân vật lịch sử như vua Thành Thái, Toàn quyền Doumer… Chỉ những chuyện đó thôi, nguồn tư liệu ngồn ngộn đã khiến bạn đọc hài lòng. Đôi lúc, tác giả viết như đang tâm sự chân tình với bạn đọc lúc trà dư tửu hậu: “Nhớ lại khi nói về Trần Bá Lộc, Toàn quyền viết tít (titre) thật lớn: “Un serviteur de la France”, phải dịch sao đây? Dịch “công thần của Pháp quốc” là văn hoa và nịnh. Dịch sát và dễ hiểu: “một thằng mọi của Tây”, serviteur là đày tớ, chứ gì? Dịch như vậy, mới sướng, ai chê, xin dịch thử”. Ấy là phong cách viết của cụ Sển. Và ở tập này, không chỉ có thế, tác giả đã dành nhiều trang dịch lại tài liệu liên quan đến tài tử Marilyn Monroe, công bố trên tạp chí Paris-Match năm 1980, đọc rất sướng! Cụ Sển dịch lại và tất nhiên không bó “cố tật” là bình luận lai rai nên càng hấp dẫn.
    Đọc Dỡ mắm, chúng ta được chia sẻ tình cảm, sống trong tâm trạng thư thái nhẹ nhàng: “Đời dùng hay bỏ không thèm nghĩ/ Gió mát tùng cao ngủ thảnh thơi”. Cụ Sển cho biết là câu thơ (dịch) đã ghi trên đĩa cổ có từ thời nhà Minh! Những chi tiết lý thú này có khá nhiều trong tập Dỡ mắm, vì thế, dù vẫn biết “vì không có thức ăn ngon, mới đành phải mót ba con cá hôi trong ao bùn, thêm muối và gài vào lu hũ, chờ qua năm sau, cá muối thành mắm, dù lua hột cơm cho qua bữa”. Tác giả nói khiêm tốn thế, nhưng ngày Tết, đã có nhiều cao lương vị mà “dỡ mắm” thưởng thức món ăn dân dã, ai dám bảo không ngon?
    • Dỡ Lắm
    • NXB Trẻ 2015
    • Vương Hồng Sển
    • 373 Trang
    • File PDF_SCAN
    Link Download
    http://www.ybook.vn/uploads/books/ebook/6950-do-mam-fd0d1aad27.pdf
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Nov 1, 2019

Share This Page