Giáo Trình Giáo Dục Học Đặc Biệt (NXB Lao Động Xã Hội 2011) - Đỗ Hạnh Nga, 143 Trang

Discussion in 'Tủ Sách Đại Học' started by nganle14, Jan 16, 2022.

  1. nganle14

    nganle14 Member

    upload_2022-1-17_17-27-24.png
    Giáo dục cho người khuyết tật là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới. Ngay từ thời kỳ trung đại của lịch sử nhân loại, trẻ khuyết tật đã được các tổ chức xã hội nuôi dạy dưới hình thức các trại trẻ khuyết tật. Tuy nhiên việc nuôi dạy trẻ khuyết tật trong một thời gian dài chỉ mang tính tự phát, do các tổ chức xã hội thực hiện và ít được chính phủ các nước quan tâm. Chỉ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, năm 1945, giáo dục người khuyết tật mới được nhiều nước trên thế giới quan tâm và ban hành những đạo luật và chính sách giáo dục cho người khuyết tật. Ngày nay, giáo dục cho người khuyết tật đã trở thành chính sách được ưu tiên hàng đầu ở các nước tiên tiến trên thế giới.
    Ở Việt Nam, giáo dục người khuyết tật cũng được phát triển từ lâu đời và việc thành lập trường điếc Lái Thiêu (Thuận An, Bình Dương) năm 1886 được coi là cột mốc ra đời của ngành giáo dục dành cho người khuyết tật. Cũng từ sau năm 1945 trở đi, ở nước ta có nhiều trường và trung tâm dành cho trẻ khuyết tật thành lập. Từ năm 1976 đến năm 1990 là giai đoạn “bùng nổ” các trường chuyên biệt cho trẻ khuyết tật và hình thành các cơ quan nghiên cứu về trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, những trung tâm dành cho trẻ khuyết tật khi đó mới chỉ nhằm giải quyết những vấn đề của xã hội và chỉ coi trọng phần “nuôi” là chính mà ít quan tâm phần “dạy” cho trẻ khuyết tật. Luật Giáo dục năm 1991 lần đầu tiên đề cập đến quyền của người khuyết tật được đi học. Năm 1995, Chính phủ đã chính thức chuyển giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật. Kể từ thời gian này, giáo dục khuyết tật mới thực sự trở thành một loại hình giáo dục ngang bằng với các loại hình giáo dục khác. Do đó, từ năm 1995 đến nay được coi là giai đoạn “khởi sắc” của giáo dục trẻ khuyết tật với nhiều trường đại học và cao đẳng mở mã ngành đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
    Một điểm cần chú ý trong giáo trình này là khái niệm “Giáo dục học đặc biệt” (Special Education) trên thế giới được hiểu là giáo dục đành cho những người đặc biệt. Có những người đặc biệt thông minh (được gọi lả thần đồng) vá cũng có những người vì những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần mà không có cơ hội được sống và hòa nhập vào cuộc sống như người bình thường nên họ được gọi là người khuyết tật. Do đó, nói đến giáo dục học đặc biệt là nói đến ngành giáo dục có đối tượng giáo dục là người thông minh xuất chúng và cả người khuyết tật vì họ cần được cung cấp các kỹ thuật dạy học đặc biệt và những chương trình giáo dục khác người bình thường. Tuy nhiên, giáo trình “Giáo dục học đặc biệt” này chỉ đề cập đến đối tượng giáo dục là người khuyết tật, những người học có các nhu cầu đặc biệt và những khiếm khuyết của họ đã làm giảm khả năng tự học hoặc thành tích trong lớp. Còn khái niệm “Giáo dục cho thần đồng hay học sinh giỏi” thì là một cách tiếp cận khác và không được đề cập đến trong tài liệu này.
    Giáo dục học đặc biệt là giáo trình được soạn ra đề đáp ứng mục tiêu đào tạo của chuyên ngành giáo dục đặc biệt, công tác xã hội và các chuyên ngành khác có liên quan tại các trường đại học và cao đẳng. Vì là môn học mới và đang trong quá trình xây dựng nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót về thuật ngữ và nội dung trình bày. Chúng tôi rất mong được quý đọc giả góp ý để tài liệu giảng dạy được hoàn chỉnh ở những lần tái bản sau.
    • Giáo Trình Giáo Dục Học Đặc Biệt
    • NXB Lao Động Xã Hội 2011
    • Đỗ Hạnh Nga
    • 143 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=243041
    https://drive.google.com/file/d/1sUGQakmuFQ49KzGboHbz1ocCMkHFbjNZ
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 29, 2022

Share This Page