Giáo Trình Lịch Sử Ngữ Âm Tiếng Việt (NXB Giáo Dục 1997) - Nguyễn Tài Cẩn, 350 Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Ngữ Văn' started by manchete, Oct 8, 2020.

  1. manchete

    manchete Member

    upload_2023-10-17_19-43-32.png
    Trong Giáo trình của GS Nguyễn Tài Cẩn, những vấn đề lịch sử tiếng Việt luôn được cân nhắc, xem xét một cách kĩ càng, thấu đáo, được luận giải theo các cách khác nhau, tùy thuộc vào tình hình tư liệu thực tế, hay góc nhìn lí thuyết. Chính vì vậy, những nhận định, kết luận trong công trình khoa học này không mang tính chủ quan, phiến diện, mà luôn có tính gợi mở, hướng người đọc tìm đến những tìm tòi, phát hiện tiếp theo, kể cả những ý kiến trái chiều hay phản biện. Trong Giáo trình, lai nguyên của một số phụ âm đầu, vần, thanh điệu được giải thuyết theo cách “đa giải pháp”. Vấn đề vị trí của tiếng Nguồn trong tiểu nhóm Việt – Mường được GS cân nhắc từ nhiều bình diện: Xét theo kết quả thống kê từ vựng, thì Mường gần Việt, nhưng xét theo các cách tân ngữ âm trái lại, Nguồn lại đứng về phia Mường; Nguồn và Mường cùng đối lập với Việt. Vì vậy, tác giả đưa ra câu trả lời “mở” cho câu hỏi về quan hệ giữa Nguồn, Mường và Việt: Nguồn có thể thuộc Mường; Nguồn cũng có thể thuộc Việt; và Nguồn có thể là ngôn ngữ độc lập thuộc tiểu nhóm Việt-Mường.
    Cách giải quyết “gợi mở” vấn đề cho phép tác giả sau đó có thể đưa ra những bổ sung, điều chỉnh cần thiết, thậm chí thay đổi quan niệm, cách lí giải trước đó. Việc tìm lai nguyên một số phụ âm đầu trong Giáo trình căn cứ vào tư liệu và cách lí giải “quá trình xát hóa” do M. Ferlus đưa ra. Tuy nhiên, 5 năm sau khi Giáo trình xuất bản, trong Hội nghị quốc tế lần thứ năm về Ngôn ngữ học và các ngôn ngữ liên Á, tháng 11 năm 2000, GS. Nguyễn Tài Cẩn trình bày báo cáo Bàn thêm về hiện tượng xát hóa. Báo cáo cung cấp một số cứ liệu (lấy từ tiếng Mường, phương ngữ khu 4, Từ điển A. de Rhodes, An Nam dịch ngữ, bản dịch Nôm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh) chứng minh rằng quá trình xát hóa không xảy ra như cách lí giải của M. Ferlus. [Nguyễn Tài Cẩn, 2000]
    • Giáo Trình Lịch Sử Ngữ Âm Tiếng Việt
    • NXB Giáo Dục 1997
    • Nguyễn Tài Cẩn
    • 350 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1Qrg236MUuvtzztLY9cJiSXWNv5otzppS
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Oct 17, 2023

Share This Page