Giáo Trình Quản Lý Bảo Trì Công Nghiệp (NXB Đại Học Quốc Gia 2016) - Nguyễn Phương Quang, 247 Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Vật Lý' started by quanh.bv, May 23, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển, vai trò của khâu bảo trì tại các nhà máy không kém phần quan trọng so với bộ phận sản xuất. Do đó, trong các nhà máy được quản lý tốt, việc quản lý bảo trì luôn được đặt lên hàng đầu vì họ luôn quan tâm tới “5 M” trong thực tiễn sản xuất được viết theo thứ tự quan trọng từ trên xuống như sau:
    * Money (tiền)
    * Man (con người)
    * Method (phương thức quản lý)
    * Machine (máy móc)
    * Material (vật tư)
    Như vậy, quản lý chỉ đứng sau yếu tố con người và tiền vốn. Tuy nhiên tiền không phải muốn là có! Hiện nay nhiều nơi trên thế giới kiện tụng nhau vì chiếm dụng vốn của nhau, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các doanh nhân Việt Nam thường có câu cửa miệng “Tiền lời là phù du, Tiền thu mới thực tế!”, nghĩa là khi lên dự án có khi thấy tiền lời là rất nhiều nhưng ngày nào chưa thu được tiền về xem như ngày đó chưa có lời! (vì mình đang gồng lưng trả lãi ngân hàng giùm họ - đang bị chiếm dụng vốn)... có thể dễ dàng tìm thấy nhiều ví dụ thực tế khác chứng tỏ muốn có số tiền lớn để kinh doanh không phải dễ! Có lúc là bất khả thi. Có lẻ ai cũng biết khi có một đội ngũ nhân viên giỏi (yếu tố thứ hai: MAN) thì chắc chắn công ty sẽ phát triển mạnh! Điều này chưa hẳn đã đúng trong mọi trường hợp. Trên thực tế khi thuê người giỏi chắc chắn chúng ta sẽ tốn nhiều tiền, do đó quỹ lương cao nhưng đôi khi ta không cần quá giỏi như vậy (thực tế tại các nhà máy trong khu chế xuất số lượng kỹ sư, thợ bậc cao rất ít, chủ yếu là lao động phổ thông)! Dù có đầy những người giỏi nếu không quản lý tốt thì kết quả đôi khi còn tệ hơn vì thường “tài đi đôi với tật”, có những đội bóng đá có rất nhiều ngôi sao nên người ta gọi là “dẫy ngân hà” có năm không có lấy một chiếc cúp bỏ túi… Chính vì những lý do trên, hiện nay người ta thường đầu tư tập trung cho quản lý bảo trì thay vì bằng mọi giá đi vay vốn (MONEY), thuê người tài (MAN), đầu tư mua sắm công nghệ mới (MACHINE) hay tìm mọi giá để đặt nhà máy gần vùng có nguyên liệu (MATERIAL).
    Tài liệu này viết riêng cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu của tài liệu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về Quản lý bảo trì. Do đó, nội dung trình bày trong giáo trình không sâu. Để có thể hiểu sâu hơn những kiến thức về quản lý bảo trì người đọc có thể tìm hiểu thêm trong các tài liệu tham khảo. Để ứng dụng được đòi hỏi phải hiểu đúng, thực hành đúng và các hoạt động tích hợp của ứng dụng đó. Nhưng do yêu cầu của đề cương môn học, phần thực hành chưa được đề cập nhiều trong tài liệu. Đây chính là một khiếm khuyết của tài liệu! Rõ ràng, dù có hiểu rõ đó là gì nhưng để ứng dụng được còn tùy thuộc vào chúng được sử dụng như thế nào, các công cụ tương tự có thể tạo ra các kết quả khác biệt rõ rệt. Ví dụ một con dao để làm bếp được sử dụng không đúng cách có thể biến thành một công cụ giết người (hình 0)! Điểm yếu này có thể tránh được nếu giảng viên vận dụng tốt khi giao đề tài báo cáo chuyên đề dạng bài tập ứng dụng cho sinh viên.
    • Tên sách: Giáo Trình Quản Lý Bảo Trì Công Nghiệp
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2016
    • Tác giả: Nguyễn Phương Quang
    • Số Trang: 247
    • Kiểu file: PDF-True
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    Link Download
    https://sachweb.com/ebookthuvien/thuvienkhoahoctonghop/Demluotdoc.aspx?idbook=2137
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jul 21, 2019

Share This Page