Giáo Trình Thực Hành Điện Tử Công Suất Mạch Nghịch Lưu (NXB Đại Học Quốc Gia 2018) - Lê Thanh Đạo

Discussion in 'Chuyên Ngành Vật Lý' started by quanh.bv, Feb 22, 2018.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-3-7_16-6-18.png
    Điện tử công suất là môn học đã và đang được đưa vào giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành điện hơn 40 năm. Môn học Điện tử công suất ngoài việc nghiên cứu bản chất vật lý, các quá trình diễn ra trong các linh kiện điện tử công suất như Diode, Thyristor, GTO, Triac, Mosfet công suất, IGBT, SID, MCT... làm việc ở chế độ chuyển mạch trong quá trình biến đổi điện năng còn khảo sát các tính năng kỹ thuật và những ứng dụng của các linh kiện này. Môn học còn tìm hiểu các bộ biến đổi qua việc liên kết các linh kiện điện tử công suất và các thiết bị điện khác tạo thành một mạch điện cụ thể bao gồm mạch điều khiển và mạch động lực và tính toán thiết kế mạch điều khiển. Trong năm 2017 Khoa Điện-Điện tử trường Đại học Sư phạm kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh biên soạn bộ sách học Điện tử công suất gồm những chuyên đề sau:
    1. GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT-MẠCH CHỈNH LƯU.
    2. GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT-MẠCH NGHỊCH LƯU.

    Các thiết bị điện tử công suất tạo ra các bộ truyền động điện, các bộ lọc tích cực mới… Cấu trúc chính trong các bộ truyền động là mạch nghịch lưu, bằng cách nghiên cứu phát triển các cấu trúc và các phương pháp điều khiển mạch nghịch lưu chúng ta có nhiều bộ truyền động khác nhau tối ưu hơn. Ngày nay, bộ nghịch lưu đa bậc (multilevel inverter) với những ưu điểm vượt trội của nó được phát triển để giải quyết các vấn đề hạn chế của bộ nghịch lưu áp hai bậc và thường được sử dụng cho các ứng dụng điện áp cao và công suất lớn. Trong bộ nghịch lưu đa bậc, số lượng thiết bị điện tử công suất và nguồn điện áp sẽ tăng khi số bậc của nghịch lưu tăng. Chính vì thế, số lượng thiết bị và mạch điều khiển sẽ trở nên phức tạp và cồng kềnh hơn. Hệ thống bộ nghịch lưu đa bậc gồm nhiều thiết bị đóng ngắt nên xác suất hư hỏng thiết bị sẽ cao hơn dẫn đến độ tin cậy của hệ thống của hệ thống giảm, khi một thiết bị bị hư hỏng thì bộ nghịch lưu sẽ ngừng hoạt động. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, khả năng chịu lỗi ngày càng quan trọng trong ứng dụng đòi hỏi cao về độ an toàn, bộ nghịch lưu phải được hoạt động trong suốt quá trình xảy ra sự cố cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
    Đây là tập 2 trong bộ sách học Điện tử công suất, bạn đọc thực hành tính toán, vẽ và mô phỏng các mạch điện nghịch lưu cơ bản nhất trong điện tử công suất. Sách trình bày qua 312 trang khổ 16 x 24 cm được tổ chức qua 2 phần với 9 chương bài tập thực hành cùng phần phụ lục dành cho những ai quan tâm đến việc mô phỏng động cơ qua Motor Drive Module có trong PSIM.
    • Giáo Trình Thực Hành Điện Tử Công Suất Mạch Nghịch Lưu
    • Lê Thanh Đạo, Lê Hoàng Minh, Phạm Quang Huy
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2018
    • 318 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link download
    https://thuvienso.hcmute.edu.vn/doc/giao-trinh-632286.html
    https://drive.google.com/file/d/1kA7xPBJKlzC0bRJthLYCVuBY0Gv8R4Ul
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 7, 2023

Share This Page