Một người bạn trao cho tôi bản thảo "Gió về Tùng môn trang" nói tác giả là một "samurai"- Nguyễn Xuân Dũng- con nhà võ với đẳng cấp huyền đai đệ bát đẳng KARATE, đây là hồi ký của tác giả, anh đọc chơi cho biết. Từ lâu , tôi thường đọc hồi ký của các nhà hoạt động cách mạng, hồi ký của các tướng lĩnh, của các chính khách, của văn nghệ sĩ chứ chưa đọc hồi ký của con nhà võ. Hồi nhỏ tôi cũng thích võ, nhưng chẳng có ai dạy, càng ngày càng xa, coi như chẳng biết gì , nhưng đôi lúc lại thấy rất cần. Trong tác phẩm của tôi có nhân vật là con nhà võ, để tả cho đúng , tôi phải đi tìm hiểu, thật vất vả, âu cũng là dịp may cho tôi.. Tên sách "Gió về Tùng môn trang" hấp dẫn tôi từ đầu đến cuối. Tưởng là võ nhưng không võ mà lại rất võ. Với tôi , không võ là võ sư không dạy cách đấm đá cũng không dạy miếng nào, đòn nào, nhưng lại rất võ ở chỗ tác giả đã dẫn người đọc trở về nguồn gốc của võ. Võ xuất xứ từ Phật , vừa mang tính Đạo vừa mang tính triết lý của Lão và Khổng. Đọc những trang viết về võ của Nguyễn Xuân Dũng, tôi có thể hiểu rành rẽ hơn về võ thuật và võ đạo. "Con đường đã chọn", "võ thuật trong đời sống" đi từ những trang viết về võ, tác giả như bước qua cầu để về với "Tùng Môn trang". Đây là hồi kí của một người xa quê hương nhớ về một góc của quê hương. " Tùng Môn trang la tên mà Thầy đặt cho một vườn đồi, nằm về phía Đông nam Đà lạt, đó là hai ngọn đồi bát úp, như hình hai mẹ con nằm tĩnh lặng bên nhau, từ ngàn xưa cho đến bây giờ -Mấy cây cổ tùng trên lối đi bọc quanh đồi và những rặng thông xanh lấp lánh muôn tia vàng tươi khi nằng gió bạt qua đồi..." "Tùng Môn trang" là một nơi thời thơ ấu của tác giả, một chân trời quê hương đầy kỉ niệm. Anh viết với nỗi nhớ da diết đêm ngày, đầy những hình ảnh đẹp đẽ về quê hương, nhửng trang vừa đậm đà vừa thiết tha, có đoạn thiết tha đến sướt muớt, không phải là sự sướt mướt của tâm hồn yếu đuối, mà là sự sướt mướt của nỗi nhớ quê hương. Với tâm hồn của con ngưới VN, với ý chí của Samurai có cả một đời lăn lộn, anh đã thành công trên thương trường đất Mỹ - Đọc "Gió về Tùng môn trang" ta sẽ đoán , trước sau gì võ sư Nguyễn Xuân Dũng cũng trở về quê hương góp phần xây dựng lại đất nuớc . Và đúng như vậy, anh trở về năm 1994 không phải trở về để mở trường dạy võ tại đất Sài gòn như những năm 1970, mà về với một hành trang vốn liếng, kinh nghiệm kỹ thuật cao ngành điện tử và công nghệ thông tin, và anh đã thành công. "Gió về Tùng môn trang" của võ sư Nguyễn Xuân Dũng với tôi là một quyển sách hết sức thú vị mà lâu lắm rồi chưa từng đọc. Gió Về Tùng Môn Trang NXB Trẻ 2003 Nguyễn Xuân Dũng 244 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/A00B80626EA6B10https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1