Tôi gặp anh Trịnh Xuân Lạc lần đầu vào khoảng gần hè năm 1999 qua sự giới thiệu của anh Lê Văn Nhân là bạn cùng khóa với anh Lạc ở trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi gặp gỡ, trao đổi những thông tin về tình hình thiết kế vi mạch trong nước và những dự định sắp tới ở Việt nam của anh Lạc trên tầng 10 của tòa nhà Diamond Plaza, nơi lúc bấy giờ đang là cả “công trường” rất sôi nổi cho việc cải tạo để trở thành nơi làm việc của công ty Next Level Communications (NLC) Vietnam. Chúng tôi (Lạc, Nhân, Thường) đã dùng bữa trưa gọn nhẹ với nhau ngay trong tòa nhà và tôi vẫn còn nhớ câu hỏi đầu tiên với anh Lạc là “anh đã khảo sát kỹ tình hình, thực trạng về lĩnh vực thiết kế vi mạch viễn thông tại Việt Nam chưa?” nhưng phần trả lời của anh Lạc chỉ tập trung vào mong muốn mãnh liệt của anh là tạo lập một bước đột phá về công nghệ vi mạch tại nước nhà. Khi ra về, điều đọng lại trong tôi là sự trân trọng và luôn chúc ý tưởng của anh sẽ thành hiện thực, dù tôi biết phía trước sẽ còn rất nhiều thử thách cũng như những thông số khách quan mà ngay cả tôi, anh Lạc và anh Nhân cũng chưa dự đoán được hết ngay ở thời điểm đó. Và đó cũng là thời điểm cho phép outsourcing của các công ty tại Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có các công ty thiết kế sản xuất vi mạch ra các nước khác. tôi cũng đã gặp gỡ và trao đổi, hợp tác với nhiều anh chị kỹ sư Việt kiều nhưng có lẽ dự án của anh Lạc là rõ nét và hiện thực nhất trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Hành Trình Người Đi Khai Phá NXB Tổng Hợp 2013 Trịnh Xuân Lạc, Lê Tiến Trường 260 Trag File PDF-TRUE Link Download https://drive.google.com/file/d/1ZwdJW4n2MbtSUaMHHiV5G6wQPJhHcY7Xhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1