Khổng tử muốn dựa vào một ông vua nào tin dùng mình để truyền bá học thuyết của mình mong vãn hồi trật tự xã hội. Nhưng bấy giờ các vua chư hầu đương lo việc kiêm tính chẳng ai chịu nghe ông, rốt cuộc chẳng nên việc gì. Song cái tư tưởng đại thống nhất bắt đầu manh nha quả là có ý nghĩa tiến bộ lớn trong quá trình của lịch sử Trung Quốc. Hơn trăm năm sau, sang thời Chiến quốc, đệ tử xa của Khổng tử là Mạnh tử mặc dầu không xướng thuyết tôn Chu như Khổng tử (vì bấy giờ nhà Chu đã sụp đổ rồi), nhưng ông chủ trương trung ương tập quyền và nhấn mạnh yếu tố nhân nghĩa, đặc biệt là yếu tố nghĩa, cho nên khi nêu lên học thuyết “nhân chính”, Mạnh tử dám nói: “Dân là quý, rồi đến xã tắc, vua là khinh” và chủ trương rằng người được lòng dân thì làm thiên tử, nếu thiên tử mà mất lòng dân thì chỉ còn là một người cô độc (độc phu), ai cũng có thể giết được, cho nên “vua mà xem tôi là tay chân thì tôi xem vua như lòng dạ, vua mà xem tôi như chó ngựa thì tôi xem vua như người đi đường, vua mà xem tôi như cỏ rác thì tôi xem vua như cừu thù”. Mặc dầu Mạnh tử cho người dân làm việc bằng chân tay có nghĩa vị phải nuôi người quân tử là kẻ trị mình, trong học thuyết của Mạnh tử cái mầm mống dân quyền chớm nở quả cũng là một điều tiến bộ. Khổng Giáo Phê Bình Tiểu Luận NXB Quan Hải Tùng Thư 1939 Đào Duy Anh 158 Trang File PDF-SCAN Link download https://nitro.download/view/2F51A1500CEBD12https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1