Laser Và Kĩ Thuật Đo Quang Phổ (NXB Đại Học Sài Gòn 2012) - Lê Công Nhân, 83 Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Vật Lý' started by nhandang123, Oct 17, 2024.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2024-11-19_14-35-31.png
    Quang phổ là ngành khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu các tính chất, hiện tượng vật lí, các thành phần hoá học dựa trên sự phân tích các phổ ánh sáng. Về mặt lịch sử, ngôn từ ‘phổ (spectrum) dùng để chỉ kết quả của sự tách các thành phần (các màu) của ánh sáng khả kiến phát ra từ vật nghiên cứu (phổ phát xạ) hoặc hấp thụ, tán xạ bởi vật nghiên cứu (phổ hấp thụ, phổ tán xạ). Ngày nay, nguyên lí này được vận dụng để phát triển các kĩ thuật thực nghiệm chuyên dụng cho hầu hết các lĩnh vực khoa học có liên quan đến vật lí như : vật lí sinh học, hoá học, thiên văn, vật lí nguyên tử, vật lí hạt nhân, vật lí plasma, vật lí chất rắn, cơ học, âm thanh...Các phổ quang học được dùng để phân tích không chỉ ở trong vùng ánh sáng khả kiến mà trên tất cả các tần số của sóng điện từ, từ tần số của tia gama tới tần số radio. Tùy vào đối tượng và mục đích cần nghiên cứu mà ta chọn những khoảng bước sóng hay tần số thích hợp: cực tím, khả kiến, hồng ngoại trung bình, THz... Cần lưu ý rằng: khi đề cập tới các kĩ thuật phổ, phương tiện nghiên cứu không bị giới hạn trong việc sử dụng sóng điện từ. Thật vậy, ngoài việc sử dụng ánh sáng người ta còn sử dụng âm thanh, các chùm hạt... để thực hiện các phép đo tương tự. Ví dụ như phổ âm thanh, phổ khối lượng...Tuy nhiên trong giới hạn của quang phổ thì phương tiện sử dụng chỉ là sóng điện tử.
    • Laser Và Kĩ Thuật Đo Quang Phổ
    • NXB Đại Học Sài Gòn 2012
    • Lê Công Nhân
    • 83 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1wc1C9XaxHAK5qroRkNXrbyTmRlkLRzuC
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Nov 19, 2024

Share This Page