Luật Biển Quốc Tế Và Luật Biển Việt Nam (NXB Hà Nội 2013) - Nguyễn Hồng Thao, 167 Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Luật Học' started by admin, May 28, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Truyền thuyết Việt Nam đã có câu chuyện rất đẹp: mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, thành trăm chàng trai, năm mươi theo mẹ lên rừng, năm mươi theo cha xuống biển. Biển cả từ ngày đầu dựng nước đã gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc. Những câu chuyện cổ tương tự có thể tìm thấy trong nhiều kho tàng văn học của các nước. Điều đó không có gì lạ, vì biển cả chiếm 71% bề mặt Trái đất, tức khoảng 362 triệu km2 và Trái đất đúng ra nên được gọi là
    Trái nước. Biển cho phép phát triển và xây dựng nên những nền văn minh huy hoàng. Có rất nhiều nền văn minh cổ trên trái đất: văn minh Maya, văn minh Ba tư, văn minh Ai cập, văn minh Trung Quốc, văn minh Tây Tạng...không chịu sự tác động trực tiếp của biển cả. Mặc dù các nền văn minh này phát triển đến độ rực rỡ, chúng cũng chỉ để lại dấu ấn của mình trong một phần đất hẹp. Ngược lại, nhờ sớm bước ra biển những nền văn minh Hy Lạp, La Mã, hay châu Âu đã có thể mở rộng, tác động mạnh tới sự phát triển tinh thần, đạo đức và vật chất của phần trái đất rộng lớn hơn nhiều. Nhờ có biển, các quốc gia có lãnh thổ không lớn, dân số không đông đã có thể vươn lên độc tôn về mặt chính trị và thương mại. Ngày nay, không một cường quốc nào lại không phải là một quốc gia không có biển.
    Luật biển phát triển điều chỉnh hoạt động của các quốc gia và con người. Tuy nhiên khác với đất liền, Biển là một môi trường thống nhất, luôn vận động, luôn chảy, không thể phân chia dứt khoát. Biển cả không phải là đối tượng chiếm cứ thực sự một cách thường xuyên như đất liền. Biển cả cũng không thể là đối tượng sở hữu của một cá nhân hay một quốc gia nào. Do tính đặc thù của mình, luật pháp trên biển phát triển chậm so với luật pháp trên đất liền. Các quy tắc trên biển được tạo ra một cách liên tục bởi hoạt động của những con người nghề nghiệp: các hoa tiêu, thuỷ thủ, thương nhân, ngư dân trước khi được các nhà khoa học và pháp lý hệ thống nên.
    Lúc đầu, do quan niệm tài nguyên biển cả là vô tận nên cũng không có các cuộc đấu tranh giành quyền lực trên biển. Các quyền sơ khai đầu tiên chính là các nguyên tắc tự do biển cả. Tình hình đó kéo dài cho tới thế kỷ 15, khi biển cả từ một môi trường, một phương tiện trở thành đối tượng chinh phục của các quốc gia, muốn mở rộng quyền lực của mình ra biển. Điều này thêm trầm trọng khi người ta ý thức được rằng tài nguyên biển không phải là vô tận.
    • Luật Biển Quốc Tế Và Luật Biển Việt Nam
    • Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Thị Như Mai
    • NXB Hà Nội 2013
    • 167 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/93047
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Dec 21, 2021

Share This Page