Marketing Quốc Tế-Cạnh Tranh Trong Thị Trường Toàn Cầu - Dương Hữu Hạnh, 770 Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Thể Dục Thể Thao' started by quanh.bv, Oct 29, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Marketing Quốc Tế-Cạnh Tranh Trong Thị Trường Toàn Cầu
    NXB Lao Động Xã Hội 2007
    Dương Hữu Hạnh
    770 Trang
    Từ sau Thế Chiến lần II đến nay, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã trải qua 04 thời kỳ.
    * Thời kỳ khôi phục: Từ sau thế chiến lần II (1939 - 1945) đến đầu những năm 50
    * Thời kỳ tăng trưởng nhanh: Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70
    * Thời kỳ đình trệ: Từ đầu những năm 70 đến đầu những năm 80.
    * Thời kỳ điều chỉnh cải cách và chuyển đổi (in transition) từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20 cho đến nay.
    Nói chung, sự phát triển kinh tế được biểu hiện trong mỗi khu vực địa lý một cách khác nhau, tuỳ theo các đặc điểm cụ thể của từng khu vực. Tại các nước công nghiệp phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 5%/năm trong thập niên 60, bước sang thập niên 70, chỉ còn 3.6%/năm, thập niên 80 với 2.8%/năm, giảm 0.6 so với thập niên 70 và đến thập niên 90, chỉ còn 2.2% giảm 0.6% so với thập niên 80. Như vậy, trong gần 03 thập niên, nền kinh tế các nước công nghiệp phát triển mất đi hơn 60% mức phát triển. Cụ thể là Nhựt Bổn, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tỷ lệ tăng trưởng giảm mạnh từ 5.8%/năm trong thập niên 70 xuống còn 3.8%/năm trong thập niên 80 và 1.8%/năm trong thập niên 90 của thế kỷ 20 vừa qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Tây Âu cũng theo chiều hướng giảm sút.
    Trái ngược với chiều hướng trên, nền kinh tế của các nước trong phát triển có tốc độ tăng GDP theo hướng tăng lên 4%/năm trong thập niên 80, 5.7%/năm trong thập niên 90 và điều này là một trong nhiều yếu tố giúp cho nền kinh tế thế giới giữ được tốc độ tăng GDP 3.1%/năm trong thập niên 90 đầy biến động. Trong nền kinh tế đang phát triển, các nước đang phát triển Châu Á có tốc độ tăng GDP từ 5.6%/năm trong thập niên 70, lên 7%/năm trong thập niên 80 và 7.5%/năm trong thập niên 90, và Châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm phát triển kinh tế của thế giới. Châu Phi với tốc độ tăng trưởng từ 2.6% thập niên 80 lên 2.9%/năm thập niên 90. Mỹ La - Tinh và Caribê với tốc độ tăng trưởng 6%/năm trong thập niên 60 và 70, giảm xuống còn 2% thập niên 80 và 3% thập niên 90. Đặc biệt đối với các nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường như Trung Quốc và Việt Nam, Nga, Đông Âu trong hơn hai thập niên cuối của thế kỷ 20 đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục khoảng từ 6% đến 11%/năm.
    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng suy giảm, các quốc gia và khu vực đều tìm cách điều chỉnh và cải cách thể chế kinh tế. Các quốc gia công nghiệp phát triển tiến hành việc điều chỉnh chánh sách kinh tế vĩ mô, giảm bớt việc can thiệp của chánh quyền vào hoạt động kinh tế, để tăng cường tác dụng của cơ chế kinh tế thị trường. Trong khi đó, các nước đang phát triển thực hiện việc điều chỉnh và cải cách phương cách quản trị xí nghiệp, chủ yếu là “tư nhân hoá” hay “phi quốc hữu hoá” và áp dụng cơ chế tự chủ của xí nghiệp.
    Đối với nền kinh tế đã từng theo hệ thống kinh tế chỉ huy (command economy) trước đây như Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Đông Âu…; các nước này đang thực hiện tiến trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Như vậy, có thể nói làn sóng cải cách kinh tế đã lan rộng khắp thế giới, tăng cường thể chế kinh tế thị trường và phát triển theo hướng kinh tế thị trường trở thành trào lưu lịch sử và khuynh hướng của thế giới cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
    Mục Lục:
    Lời nói đầu
    Phần I: Đại Cương Marketing quốc tế
    Chương 1: Phạm vi và thách thức của Marketing
    Chương 2: Nhận diện môi trường kinh doanh toàn cầu
    Phần II: Môi trường của các thị trường toàn cầu
    Chương 3: Tác động của môi trường kinh tế đến hoạt động Marketing quốc tế.
    Chương 4: Môi trường chánh trị và Marketing quốc tế
    Chương 5: Môi trường luật pháp quốc tế và văn hoá đối với Marketing quốc tế
    Phần III: Đánh giá các cơ hội của thị trường toàn cầu
    Chương 6: Các thị trường đang nổi: Cơ hội cho các công ty
    Chương 7: Các khu vực thị trường đa quốc gia và các nhóm thị trường
    Phần IV: Triển khai các chiến lược Marketing toàn cầu
    Chương 8: Quản trị Marketing toàn cầu: Lập kế hoạch và tổ chức
    Chương 9: Các truyền thông Marketing tích hợp và quảng cáo quốc tế
    Chương 10: Định giá cho các thị trường quốc tế
    Phần V: Phần phụ lục
    Marketing toàn cầu
    Tài liệu tham khảo

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page