Đồng chí Hoàng Thị Ái sinh ngày 3/2/1900 trong một gia đình Nho giáo ở xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thấu hiểu nỗi khổ của người dân lao động dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, năm 1927, đồng chí đã thoát ly gia đình tham gia hoạt động cách mạng. Đồng chí tham gia “Hưng nghiệp hội xã” ở Quảng Trị, tổ chức các hoạt động kinh doanh nhằm quyên góp tài chính cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tháng 5/1929, “Hưng nghiệp hội xã” bị lộ, đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Quảng Trị. Sau khi được trả tự do, thực hiện chủ trương “Vô sản hoá” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đồng chí làm công nhân ở nhà máy chè Tu-ran (Đà Nẵng), đồng thời làm nhiệm vụ liên lạc bí mật giữa Tu-ran với Thừa Thiên và Quảng Trị. Cuối năm 1929, đồng chí đến thị xã Vinh, tỉnh Nghệ An làm liên lạc cho Xứ ủy Trung kỳ, Xứ ủy Bắc kỳ và đảm trách việc in ấn tài liệu, truyền đơn; tìm các địa điểm hoạt động cách mạng, mua vật liệu, dụng cụ ấn loát cho các địa phương. Tháng 5/1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, giam tại Sở Mật thám Vinh. Vững lòng tin theo Đảng, đồng chí kiên cường chịu đựng những trận đòn tra tấn tàn bạo nhất của kẻ thù. Hai tháng sau, chúng chuyển đồng chí về giam tại nhà lao Vinh. Tại đây, đồng chí đã tham gia các cuộc đấu tranh đòi cải thiện khẩu phần ăn, chống đánh đập khủng bố, phản đối đưa tù chính trị đi phát vãng ở Lao Bảo, Buôn Ma Thuột, Kon Tum. Bên cạnh đó, đồng chí còn tham gia tuyên truyền, giác ngộ nữ tù kinh tế đi theo cách mạng. Sau đó, Toà án Nam triều kết án đồng chí 13 năm tù giam, qua quá trình xét duyệt tại Huế đã giảm án còn 7 năm tù giam. Năm 1936, Mặt trận nhân dân ở Pháp lên cầm quyền, ban hành một số quyền tự do dân chủ trong đó có việc ân xá các chính trị phạm ở các nước thuộc địa. Sau khi được trả tự do, đồng chí tham gia phong trào bình dân bán công khai ở Quảng Trị. Tháng 5/1940, đồng chí bị mật thám Pháp bắt ở Tu-ran, Đà Nẵng. Do không tìm được chứng cứ nên Toà án địch tại Đà Nẵng kết án đồng chí 2 năm tù giam rồi đưa ra Hà Nội. Toà án binh của Hà Nội tăng án lên 5 năm tù và chuyển đồng chí về giam tại nhà tù Hoả Lò. Nhà tù Hỏa Lò do thực dân Pháp xây dựng năm 1896, được mệnh danh là “địa ngục trần gian” tại Hà Nội. Tại đây, đồng chí Hoàng Thị Ái bị giam tại phòng giam tập thể trong trại giam Nữ. Phòng giam khoảng 40 người. Do giam đông người lại chỉ có một cửa nên nữ tù nhân ở trong lúc nào cũng cảm thấy thiếu không khí, người rất mệt. Chế độ ăn dành cho tù nhân là gạo hẩm, cá mục, thịt trâu già, rau muống cả bè… Cuối năm 1940, thực dân Pháp ngày càng tăng cường, khủng bố phong trào cách mạng. Số người bị bắt càng đông. Theo chỉ thị của Thống sứ Bắc Kỳ, giám ngục nhà tù Hỏa Lò thẳng tay đàn áp, khủng bố tù nhân, cắt hết mọi quyền lợi của tù chính trị, thực hiện chế độ nhà tù khắc nghiệt. Một Lòng Với Đảng NXB Phụ Nữ 1964 Hoàng Thị Ái 111 Trang PDF-SCAN Link download http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=4407 https://drive.google.com/file/d/13FWUY2Dp9OTTYwmQlwNHRcP1IfoP-k5Rhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1