Mỗi người chúng ta không ai có thể sống đơn độc. Cần tiếp xúc với người trong gia đình, bạn bè, ngoài xã hội, lại còn người nước ngoài. Những trường hợp tiếp xúc rất đa dạng, theo sự phát triển của cuộc sống: vào lớp học, gặp gỡ thầy giáo, đi dạo phố mua sắm, dịp Tết, dịp Trung Thu, hoặc ngày lễ của tôn giáo như Phật Đản, ngày Chúa giáng sinh, chưa kể đến những ngày lễ lớn mang tính chính trị của cả dân tộc. Về nhà, gần gũi nhất là cha mẹ, chị em, ông bà. Mỗi nhà thường có bàn thờ ông bà, với dịp cúng giỗ, cưới hỏi, hoặc ngày gặp tang khó. Lại còn tham dự cúng tế ở đình, chùa, miếu. Về cá nhân, còn có ngày sinh nhật, họp mặt bạn bè, thăm bà con, đi du lịch. Luân lý cơ bản của dân Việt là “trên kính, dưới nhường”, giữ tôn ti trật tự. Đành rằng hình thức không quan trọng bằng nội dung, nhưng lắm khi cần đến hình thức để biểu lộ nội dung: ra đường phố, ít ra cũng ăn mặc tạm xem được, dầu là người lao động, vì chung quanh ta, còn nhiều người khác. Nghi Thức Và Lễ Bái Của Người Việt Nam NXB Trẻ 1997 Sơn Nam 112 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/17_OSqitQJxfVJ0ANxrD56NeJ6fXwuT38https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1