Nghiên Cứu Lý Luận Phê Bình Văn Học Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam Thời Kỳ Hiện Đại - Trần Thị Việt Trung

Discussion in 'Chuyên Ngành Công Nghệ Thực Phẩm' started by quanh.bv, Mar 17, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-11-26_9-56-59.png
    Trong những năm gần đây, văn học các dân tộc thiểu số đã dần trở thành một đối tượng nghiên cứu đầy tiềm năng của khá nhiều cây bút lí luận phê bình nói chung (của cả người dân tộc thiểu số và người Kinh); trở thành các đề tài nghiên cứu hấp dẫn của nhiều sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh (đặc biệt ở các trường Đại học, Cao đẳng khu vực miền núi). Trước hết, có lẽ bởi bản thân văn học các dân tộc thiểu số - với sự phong phú, đặc sắc và độc đáo của mình cùng với những thành tựu đã đạt được sau hơn nửa thế kỉ vận động và phát triển - đã tạo nên một sức hút không thể cưỡng lại bởi vẻ đẹp rực rỡ, hoang sơ, bởi làn hương đặc biệt mang đậm phong vị núi rừng của nó; thứ hai - bởi chính từ những chủ thể sáng tạo ra nó - các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, lí luận phê bình người dân tộc thiểu số - đã tích cực và tâm huyết trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu, bình phẩm, nhận xét, đánh giá,… các tác phẩm nói chung (từ dân gian đến hiện đại), nhằm khẳng định những giá trị nhiều mặt của bộ phận văn học mang đậm bản sắc dân tộc này. Hay nói một cách khác: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã và đang được rất nhiều người biết đến, được yêu mến và chú ý tìm hiểu nghiên cứu như hiện nay - là có một phần đóng góp không nhỏ của hoạt động nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số thời kì hiện đại.
    • Nghiên Cứu Lý Luận Phê Bình Văn Học Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam Thời Kỳ Hiện Đại - Diện Mạo Và Đặc Điểm
    • NXB Đại Học Thái Nguyên 2014
    • Trần Thị Việt Trung, Trần Thị Thanh Tuyển
    • 522 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/16gXrjfTH0HxOx4RfkCK3LFF33PMb5Dtr
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Nov 26, 2022

Share This Page