Một trong những công trình phê bình đáng chú ý đầu tiên của ông là cuốn Phong trào Thơ Mới lãng mạn 1932 - 1945, được xuất bản năm 1966. Khác với Hoài Thanh, người tiếp cận Thơ Mới bằng phương pháp phê bình ấn tượng, Phan Cự Đệ đã vận dụng phê bình mác-xít để nghiên cứu “trào lưu thơ lãng mạn” này. Ông khảo sát những phương diện lý luận như chủ nghĩa lãng mạn theo quan điểm mác-xít, đặc trưng thẩm mỹ của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa, quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, những yếu tố chi phối đến sáng tác của mỗi nhà thơ và của cả trào lưu. Ông cũng đặt Thơ Mới trong mối quan hệ với đời sống xã hội những năm trước Cách mạng tháng Tám để lý giải sự “thoát ly” của các nhà thơ mới với thời cuộc như là một sự “bế tắc” của chủ nghĩa cá nhân, từ đó sàng lọc, ghi nhận những đóng góp của Thơ Mới cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Phan Cự Đệ đánh giá cao tinh thần dân tộc cũng như những đổi mới về hình thức của Thơ Mới đối với lịch sử thi ca hiện đại Việt Nam. Giáo sư Phan Cự Đệ còn là một chuyên gia về văn xuôi Tự Lực văn đoàn, một bộ phận quan trọng trong văn học lãng mạn Việt Nam 1932-1945. Cuốn sách Tự Lực văn đoàn - con người và văn chương cùng bài tiểu luận dài 60 trang của ông về Tự Lực văn đoàn là một bài viết có giá trị về phương pháp luận cũng như những nhận định có tính khoa học. Ông đã phân tích chỉ ra sự đổi mới quan trọng của Tự Lực văn đoàn trong nghệ thuật phân tích tâm lý dưới ánh sáng của khoa tâm lý học hiện đại, trong việc đổi mới kết cấu và cốt truyện, sự vận động của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn từ luận đề đến tâm lý... Phan Cự Đệ Tuyển Tập Tập 2 NXB Giáo Dục 2006 Lý Hoài Thu 753 Trang File PDF-SCAN Link Download http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/7956https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1