Quê Hương Tan Rã (NXB Văn Hóa Sài Gòn 2008) - Chinua Achebe, 256 Trang

Discussion in 'Nguyễn Hiến Lê (1912-1984)' started by star, Jul 22, 2013.

  1. star

    star Member

    upload_2022-12-8_23-32-34.png
    Được xuất bản lần đầu cách nay đúng nửa thế kỷ (1958), “Quê hương tan rã”(*) được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đánh giá là tiểu thuyết thể hiện sâu sắc sự lụi tàn của nền văn hóa truyền thống châu Phi trước sức công phá của những thế lực văn minh hiện đại - mà cụ thể là sự xâm lấn của thực dân phương Tây hồi cuối thế kỷ XIX. Tác giả đã chọn chương 13 - con số rủi ro theo quan niệm của người phương Tây - để kết thúc những mô tả về những bản sắc văn hóa của bộ tộc Ibo rồi sau đó bắt đầu kể về những mất mát khôn lường mà bộ tộc ấy phải gánh chịu kể từ khi người da trắng dùng phương tiện tôn giáo như là những bước dò dẫm đầu tiên trên hành trình đô hộ.
    Nội dung chương 13 ấy kể: Do một lỗi không cố ý, Okonkwo, nhân vật chính được tác giả dựng lên như một biểu tượng cho tính cách con người ở lục địa đen, theo luật tục, đã phải rời bỏ quê nhà đi lánh nạn. Bảy năm sau, khi được trở về, Okonkwo đau đớn nhận ra hình ảnh quê hương bản quán mà từ lâu mình đau đáu đã không còn nguyên vẹn như xưa: người da trắng đã đem tín ngưỡng và luật pháp của họ áp đặt lên mảnh đất Ibo thiêng liêng và lôi cuốn những người đồng hương, trong đó có đứa con đầu của Okonkwo, báng bổ lại những điều mà bộ tộc ông hằng tin tưởng.
    Thiên truyện kết thúc bằng cái chết treo cổ của nhân vật chính sau khi giết một tên lính người Anh. Cái chết tất yếu bởi Okonkwo nhận ra không thể lôi cuốn được đồng bào mình cùng đứng lên cứu lấy quê hương đang trên đà tan rã. Bằng bút pháp giản dị mà sống động, Chinua Achebe đã dẫn dắt người đọc đến tận cội nguồn bản sắc văn hóa châu Phi qua những chi tiết về phong tục hết sức đặc trưng: chuyện đám cưới, đám tang; chuyện vợ chồng, chuyện sinh nở, bệnh tật; chuyện cầu cúng, kiêng kỵ…
    Trong mỗi câu chuyện ấy, người đọc nhận ra một tính cách cộng đồng mạnh mẽ, một cách sống đậm nét nhân văn, một đời sống tín ngưỡng mà trong đó thế giới thần linh trở thành mối dây liên hệ thiêng liêng cố kết con người Ibo, giúp họ vượt qua bao khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tại và bảo vệ các giá trị tinh thần được cả cộng đồng công nhận.
    Không mô tả bằng định kiến và đầy cảm tính như nhiều tác giả viết về đề tài thực dân ở châu Phi, “Quê hương tan rã” đã thể hiện một cách lý giải khách quan và hết sức công bằng của Chinua Achebe về quá trình lụi tàn của những nền văn hóa các bộ tộc Phi châu trước sự thâm nhập vừa cưỡng bức vừa tinh vi của người phương Tây trên bước đường chinh phục thuộc địa. Qua những trang viết ấy của ông, bạn đọc của các nước từng sống trong hoàn cảnh thuộc địa như các xứ châu Phi càng thêm thấm thía.
    Đời sống người châu Phi hôm nay chắc chắn khác rất nhiều thời của nhân vật Okonkwo; nhưng, trên một vài phương diện nào đó, những bài học xung đột mà Chinua Achebe mô tả vẫn còn nguyên tính thời sự. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà những người dịch tác phẩm này (Nguyễn Hiến Lê và Hoài Khanh) đã giới thiệu như sau trong lời Tựa “… tác phẩm giúp ta hiểu về châu Phi hơn các bộ sách nghiên cứu về châu đó”.
    • Quê Hương Tan Rã
    • NXB Văn Hóa Sài Gòn 2008
    • Tác giả: Chinua Achebe
    • Dịch: Nguyễn Hiến Lê
    • 256 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1NmOx66qjoRDcS1jiA2VJou10kKR3PrVW
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Dec 8, 2022

Share This Page