Smrithi khóc òa, lao vào phòng riêng và đóng sầm cửa lại, nức nở: “Sao chẳng ai chịu hiểu con! Chẳng có ai yêu con cả!” Câu chuyện bắt đầu chỉ với một khúc mắc nhỏ: Mẹ của Smrithi muốn cô vé mặc bộ váy truyền thống để đi cùng bố mẹ tới dự lễ cưới, còn cô bé lại muốn mặc quần áo dài vì quần áo dài không gò bó, và nhất là cô bé cảm thấy mình xinh hơn trong bộ đồ đó. Trước thái độ khăng khăng của cô con gái tuổi teen, mẹ cô bé mất hết kiên nhẫn và đã nặng lời với cô. Xung đột giữa cha mẹ và con cái thường xảy ra chỉ vì những chuyện tưởng chừng vụn vặt như thế đó! “Những xung đột chưa được giải quyết trong suy nghĩ của một trẻ vị thành niên luôn biểu hiện ở việc học hành sa sút hoặc thay đổi lối cư xử. Các bậc cha mẹ có thể nhận ra sự thay đổi này ở con cái mình và cần nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Nếu cha mẹ biết xử lý tình huống đó một cách đứng phương pháp, có sự hướng dẫn thì có thể ngăn chặn sự thay đổi trong các hành xử của con cái. Việc giúp đỡ con cái vượt qua giai đoạn nhạy cảm của tuổi vị thành niên phụ thuộc rất lớn vào phương pháp giáo dưỡng của cha mẹ, trừ trường hợp đứa trẻ đã gặp những khó khăn bất thường từ nhỏ.” Sao Chẳng Ai Chịu Hiểu Con NXB Lao Động Xã Hội 2009 S. Yamuna Dịch: Bùi Linh Huệ 208 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1QL9ixkI5mdoRQ8-ogRk4FZztqszi2s-Uhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1