Sở dĩ mạch có thể đập không ngừng chủ yếu là nhờ có sự tồn tại của “mạch khí” là một thứ cơ năng của bản thân kinh mạch. Cơ năng này chẳng những nhận được sự cung cấp không ngừng của tiên thiên là “thận khí” và hậu thiên là “vỵ khí” để tồn tại mà còn phải phối hợp với dinh khí, vệ khí nữa, mới là căn bản nhịp đập của “mạch khí”. Nói về tính chất của “mạch khí”, nó thuộc về “âm khí trong dương”. Vì khí vốn thuộc dương song mạch lại thuộc âm mà khí tồn tại ở trong kinh mạch, chứ không phải “dương khí” đơn thuần, mà có một phần “âm khí” trong đó. Dinh khí và Vệ khí đều sinh ra từ ở Tỳ Vỵ, dinh khí có đầy đủ công năng để bảo vệ phần biểu của cơ thể. Dinh khí tồn tại trong huyết dịch cho nên dinh khí và âm huyết cùng vận hành trong kinh mạch. Vệ khí là một loại của dương khí, cho nên vệ khí đi ở bên ngoài kinh mạch. Như vậy, tác dụng tương hỗ trong, ngoài, âm, dương chính là duy trì hoạt động bình thường của “mạch khí”. Tần Hồ Mạch Học NXB Phương Đông 2008 Lý Thời Trân Dịch: Trần Văn Quảng 368 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1Kx6y1xT_lacRxITEgSf7fo6eRuJfShwhhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1