Mười bức tranh chăn trâu (Thập mục ngưu đồ) là hình thức dạy “thuật luyện tâm”. Nó được hình thành từ lúc nào không rõ. Chính ngài Vân Thê Châu Hoằng đời nhà Minh - Trung Quốc - trong lời tựa cho mười bức tranh ấy cũng nói là chưa rõ phải do tay một người hay không? Trong tục tạng hiện có hai loại tranh chăn trâu. Một là tranh Đại thừa, hai là tranh Thiền tông. Phổ Minh thiền sư và Cự Triệt thiền sư, mỗi vị lại làm mười bài thi tụng cho mười bức tranh này (ngài châu Hoằng cũng không rõ Phổ Minh là ai? Ở đâu?). Trong bản Tân khắc Thiền tông Tập Mục ngưu đồ do Hồ Văn Hoàn soạn, tập còn in thêm mười bức tranh - Khổ lạc nhơn duyên - cùng một ý nghĩa là dạy “Thuật luyện tâm”. Mười bức tranh thi tụng này đến Việt Nam lúc nào không rõ. Trong các cuốn lịch sử Phật giáo Việt Nam hiện có cũng không thấy đề cập vị thiền sư hay cư sĩ nào nhắc nhở đến mười bức tranh này. Nay Phật tử Trần Đình Sơn đưa tới nhờ tôi xem tập “Thâm mục ngưu đồ tụng luận giải” của ngài quảng Trí, thiền sư Việt Nam thời Lê Dụ Tông, mà Phật tử đã sưu tầm, phiên dịch từ bản chữ Hán và chú thích kỹ lưỡng. Nhận được sách tôi rất mừng vì thấy đây là một phát hiện mới làm phong phú thêm cho cuốn lịch sử của Phật giáo Việt Nam được đầy đủ hơn. Thập Mục Ngưu Đồ Tụng Luận Giải NXB Phật Giáo 1991 Quảng Trí Thiền Sư Dịch: Trần Đình Sơn 173 Trang File PDF-True Link download http://nigioikhatsi.net/kinhsach-pdf/ThapMucNguuDoLuanGiai_ThichThanhTu.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1