Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký Quyển 2 (NXB Hồng Đức 2023) - Tịnh Không, 440 Trang

Discussion in 'Đạo Phật Giáo' started by quanh.bv, May 2, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-9-23_16-14-29.png
    Phật dạy chúng ta khéo giữ ba nghiệp, dạy chúng ta phải làm đến thuần thiện, bắt đầu làm từ đâu? Bắt đầu từ đoạn kinh văn ngày hôm nay. Kinh văn vừa mở đầu Phật bảo: “Long vương nên biết”, long vương Sa-kiệt-la là người đương cơ của kinh này, long vương Sa-kiệt-la là đại biểu cho chúng ta. Sa-kiệt-la là tiếng Phạn, nghĩa là “biển mặn”, nước biển có vị mặn, biểu thị ý gì vậy? Biểu thị tâm chúng ta không thanh tịnh.
    Nước biển là mặn, là khổ, chúng ta biết được nước biển là do tất cả sông ngòi trên lục địa đều chảy về biển, nước của mỗi dòng sông khác nhau là đại biểu cho nghiệp khác nhau của tất cả chúng sanh, đều tập trung về biển lớn. Biển lớn này chính là đại biểu cho biển nghiệp mà trong kinh Địa Tạng chúng ta thường hay đọc. Long là đại biểu cho ý gì vậy? Long là đại biểu cho biến hóa, chúng ta từ sáng đến tối nghĩ ngợi lung tung, niệm niệm không dừng, thiên biến vạn hóa, là biểu thị ý này.
    Trong kinh Phật, điều khó hiểu nhất chính là biểu pháp của kinh, bạn hiểu được biểu pháp của kinh thì kinh Phật không còn khó nữa, bạn sẽ lý giải rất dễ dàng, mới thật sự biết ý nghĩa mà Phật thuyết pháp, trong kệ khai kinh nói: “Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai.” Cho nên, đây là nói với chúng ta, nói với chúng sanh trong sáu cõi.
    • Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký Quyển 2
    • NXB Hồng Đức 2023
    • Tịnh Không
    • Pháp Âm Tuyên Lưu (dịch)
    • 440 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1HCeKOfVlmKPbXSJFAQu5eUIyQVpkr6JE
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Sep 23, 2023

Share This Page