Từ đầu thế kỷ nhiều nhà giáo, nhà tâm lý ở Âu Mỹ đã bỏ phương pháp đó, tự thích nghi với trẻ, chứ không bắt trẻ phải thích nghi với mình nữa. Muốn thích nghi với chúng, họ tìm hiểu sinh lý và tâm lý của chúng. Họ dò dẫm từng bước, và gần đây Ông Arnold Gesell sau nhiều năm chung sức nghiên cứu với bạn bè đã tìm hiểu ít nhiều luật phát triển của trẻ. Những luật đó được các nhà giáo dục Âu Mỹ dùng làm cơ sở cho phương pháp giáo dục mới, mà người ta gọi là phương pháp “thuận phát” (developpementalisme). Theo phương pháp này nhà giáo dục không được độc đoán như hồi xưa, cũng không được cho trẻ phóng túng muốn làm gì thì làm như J. J. Rousseau, Leon Tolstoi đã chủ trương mà phải tuỳ theo luật phát triển về sinh lý và tâm lý của trẻđể hướng dẫn chúng sửa chữa chúng, giúp chúng thành người biết tự trọng và trọng kẻ khác. Tóm lại giáo dục ngày nay không phải chỉ là vấn đề luân lý nữa – nếu chỉ là vấn đề luân lý thì một tập Gia huấn ca của Nguyễn Trãi hay một bài Trị gia cách ngôn của Chu Bá Lư là đủ dùng rồi - mà là một vấn đề tâm lý; và các bậc cha mẹ cùng thầy dạy phải tìm hiểu trẻ về mọi phương diện, tìm hiểu bằng cách nhận xét, đọc sách, thí nghiệm. Thời Mới Dạy Con Theo Lối Mới NXB Sài Gòn 1958 Nguyễn Hiến Lê 132 Trang File PDF-TEXT Link download https://drive.google.com/file/d/19upxxuZuOZLfdymmhgxL9R_pC88EHB8whttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1