Nghề nuôi trồng thủy sản được coi là thế mạnh của Việt Nam và đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân. Trong những năm gần đây, ngoài việc mở rộng diện tích, đa dạng hóa đối tượng nuôi trên phạm vi toàn quốc, xu thế áp dụng công nghệ cao nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng cường ưu thế cạnh tranh hoặc tiết kiệm chi phí... đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đầu tư. Bước chuyển đổi quan trọng này sẽ giúp hiện đại hóa và tăng cường tính bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Công nghệ biofloc là công nghệ nuôi được nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới quan tâm ứng dụng trên hai đối tượng là cá rô phi và tôm he. Bằng cách cân đối tỉ lệ C/N của môi trường nuôi, công nghệ biofloc tạo điều kiện để vi khuẩn dị dưỡng phát triển, chuyển đổi chất thải và thức ăn dư thừa trong hệ thống nuôi thành sinh khối của chúng. Ở mật độ cao các vi khuẩn dị dưỡng này kết tụ lại dưới dạng hạt gọi là flọc và được đối tượng nuôi sử dụng làm thức ăn. Do vi khuẩn dị dưỡng chiếm ưu thế, tảo sẽ bị loại dần ra khỏi hệ thống, giúp độ pH của nước ao ổn định. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy vi khuẩn tạo flọc còn có khả năng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Nhờ vậy mà chi phí thức ăn, hóa chất xử lý môi trường, phòng trị bệnh được cắt giảm đáng kể. Công nghệ biofloc đã được áp dụng thành công ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là Belize và Indonesia. Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng có thể đạt tới 38 – 49 tấn/ha/vụ với chi phí sản xuất giảm khoảng 15% và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thấp do không cần phải thay nước trong toàn bộ thời gian nuôi. Thực Hành Công Nghệ Biofloc NXB Nông Nghiệp 2012 Yoram Avnimelech Dịch Giả: Hoàng Tùng 171 Trang File PDF-OCR Link download https://thuvien.ntu.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=27729 https://drive.google.com/file/d/1ewbruwZCh1OozXNXpeOTxZFYquO1tOIHhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1