Tiến Trình Văn Nghệ Miền Nam (NXB Văn Học 1998) - Nguyễn Q. Thắng, 458 Trang

Discussion in 'Nguyễn Q. Thắng (1940-XXXX)' started by admin, Feb 28, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-3-6_22-31-23.png
    Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX đến 1945 là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc. Trong khoảng hơn nửa thế kỷ từ khi hình thành cho đến 1945, vùng văn học này đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm, cuốn hút hàng triệu độc giả. Nhưng từ sau 1945 văn học quốc ngữ Nam Bộ có một thời khá dài bị giới nghiên cứu phê bình quên lãng, ít được ai nhắc tới. Trước hết bài nghiên cứu này đi vào tìm hiểu nguyên nhân tại sao văn học quốc ngữ Nam Bộ lại ít được các nhà nghiên cứu quan tâm như vậy. Sau đó đi vào nội dung chính của bài. Bài viết có có 3 phần chính: 1) Những thành tụu nghiên cứu và giới thiệu văn học quốc ngữ 20 năm trở lại đây; 2) Giới thiệu công trình nghiên cứu cấp Trọng điểm Đại học Quốc gia TP.HCM: “Khảo sát, Đánh giá, Bảo tồn Văn học Quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX – đầu TK.XX”, công trình nền cho bộ Tổng tập văn học Quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX – 1945; 3) Triển vọng nghiên cứu về Văn học Quốc ngữ Nam Bộ về các phương diện: văn học sử, ngôn ngữ học, văn hóa học, nghệ thuật học…
    Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX đến 1945 là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc. Trong khoảng hơn nửa thế kỷ từ khi hình thành cho đến 1945, vùng văn học này đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm, cuốn hút hàng triệu độc giả, và đã để lại những vết son không phai mờ trong ký ức của nhiều người, nhất là những người lớn tuổi ở Nam Bộ. Nhưng từ sau 1945 văn học quốc ngữ Nam Bộ có một thời khá dài bị giới nghiên cứu phê bình quên lãng, ít được ai nhắc tới, hoặc chỉ được biết tới với vài ba gương mặt nổi bật: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh… Sở dĩ có tình trạng ấy có thể vì những nguyên do sau đây:
    Trước hết là do thiên kiến, nhiều người nghĩ rằng văn học quốc ngữ Nam Bộ không có giá trị. Người ta cho rằng các nhà văn Nam Bộ viết sai chính tả đầy rẫy, tác phẩm của họ chỉ là sản phẩm giải trí bình dân, chứ không có giá trị văn học thực sự. Người ta coi thường nó tới mức độ nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh phải cho rằng nó là “Hòn máu bỏ rơi” như nhan đề một cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng của Phan Huấn Chương.
    Thứ hai là người cầm bút Nam Bộ ít chú trọng đến nghiên cứu phê bình văn học. Đây là ý kiến của GS.Nguyễn Văn Trung, ông viết: “Người miền Nam sống văn chương hơn là làm văn học. Ít có người làm việc điểm sách, phê bình, phỏng vấn và viết văn học sử. Cho đến nay nếu chúng tôi không nhầm thì các bộ văn học sử Việt Nam đều là do các tác giả gốc miền Bắc, miền Trung biên soạn. Không phải là không thể làm mà đúng hơn là không muốn làm, không cần làm”([1]). Vì vậy những thành tựu của văn học Nam Bộ không được sưu tầm, phê bình và đánh giá đúng mức trong các giáo trình, cũng như các sách nghiên cứu khác.
    Thứ ba, có thể cũng do hoàn cảnh lịch sử. Trước 1975, do tình hình chiến tranh, nên các nhà nghiên cứu ở miền Bắc không thể nghiên cứu văn học Nam Bộ một cách khách quan với quan niệm “gạn đục khơi trong” được. Vì vậy suốt mấy chục năm không có ai nghiên cứu về văn học quốc ngữ Nam Bộ, ngoài cuộc tranh luận về Trương Vĩnh Ký trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử năm 1963-1964 với ý hướng chung là kết tội. Nhiều nhà văn Nam Bộ khác cũng từng cộng tác với Pháp, làm công chức cho Pháp hay sống ở miền Nam nhiều chục năm sau đó, giới nghiên cứu rất khó có điều kiện sưu tập, kiểm tra tư liệu nên đã bỏ trắng mảng này. Thế hệ nghiên cứu trước bỏ, thế hệ sau cũng không biết đến, không nói đến luôn.
    Thứ tư, có thể là do phong cách nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu rất đề cao lý luận, phương pháp luận mà rất coi nhẹ tư liệu và sự kiện. Người ta đã phát ra một kết luận hùng hồn nào đó, rồi cứ yên trí với nó, mà không cần suy nghĩ lại, xem xét thêm, không cần biết nó còn đúng nữa khộng. “Học phong” kiểu ấy đã để lại di chứng nặng nề trong nhiều người nghiên cứu trẻ sau này. Đối với văn học Nam Bộ, công việc đầu tiên là phải tìm kiếm tư liệu để đọc và suy nghĩ, nhưng rất nhiều người nghiên cứu đã không làm công việc ấy.
    • Tiến Trình Văn Nghệ Miền Nam
    • NXB Văn Học 1998
    • Nguyễn Q. Thắng
    • 458 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1zhF5OzR35_-yTjFY8CP6lwfITMogxM-y
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Jan 16, 2024

Share This Page