Tìm Hiểu Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (NXB Văn Hóa Thông Tin 2006) - Hoàng Xuân Việt, 478 Trang

Discussion in 'Hoàng Xuân Việt (1928-2014)' started by admin, Jun 4, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-3-18_18-30-55.png
    Lịch sử chữ Quốc ngữ là một mảng quan trọng trong bộ môn Lịch sử Ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại. Ngôn ngữ tiếng Việt, cũng giống như ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác trên thế giới, bao gồm hai yếu tố chính là tiếng nói và chữ viết. Tiếng nói của cộng đồng người Việt đã không ngừng biến đổi và phát triển qua nhiều thế hệ, nhưng tiếng nói thuần Việt về cơ bản vẫn được lưu truyền và sử dụng cho đến tận ngày nay. Còn chữ viết lại hơi khác. Trong lịch sử hình thành ngôn ngữ của nhân loại, tiếng nóiluôn có trước từ rất sớm, rồi sau mới dần dần xuất hiện chữ viết.Có hai dạng chữ viết chính là chữ viết tượng hình (hay biểu ý) và chữ viết tượng thanh (hay ký âm). Cộng đồng người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc, khi đã có tiếng nói phát triển khá phong phú thì cũng đồng thời với việc sử dụng chữ Hán, một loại chữ viết dùng đường nét để mô phỏng hình ảnh nhằm biểu đạt ý nghĩa. Các nhà Nho nước Việt vào thời này cũng là những nhà ngôn ngữ học bất đắc dĩ, đã có một sáng chế rất độc đáo: dựa vào chữ Hán (tượng hình) để tạo ra một thứ chữ có thể ghi lại tiếng nói của cộng đồng dân tộc Việt. Vì thế, chữ Nôm tuy lấy chữ Hán làm “nguyên liệu” nhưng lại hướng nhiều đến việc ghi âm hơn là biểu ý.Nhưng chữ Hán đã là chữ của “thánh hiền” theo quan niệm của các bậc trí giả thời trước, thì chữ Nôm cũng không Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ 6 thể xa rời tính chất “thánh minh hiền triết” ấy, vẫn không thể là một thứ chữ dễ học, dễ phổ biến cho tất cả mọi người. Thứ ngoại ngữ phương bắc đã không thể nào có khả năng phổ cập rộng rãi trong quần chúng nhân dân thì thứ chữ vay mượn theo nó cũng không tránh khỏi chịu chung số phận. Mặc dù chữ Nôm đã nhiều lần được đề cao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, nhất là trong những thời kỳ độc lập tự chủ của nước nhà, nhưng tựu trung lại, quảng đại dân chúng trong cộng đồng Việt Nam qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển ngôn ngữ vẫn chưa có được một thứ vũ khí quan trọng và lợi hại vào bậc nhất đối với đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa, tức là chữ viết, theo đúng ý nghĩa thực tế của nó trong sinh hoạt hằng ngày của tất cả mọi thành viên trong cộng đồng.
    • Tìm Hiểu Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ
    • NXB Văn Hóa Thông Tin 2006
    • Hoàng Xuân Việt
    • 478 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1T1qmhhXFn7E-qBYSRGFzX__m0VxOlfJP
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Mar 18, 2023

Share This Page