Trong lịch sử văn học, thời nào ta cũng thấy một hai gia đình được cái vinh dự có vài ba người đồng thời xuất hiện rực rỡ trên văn đàn; hoặc cha với con như Tư Mã Đàm và Tư Mã Thiên, Sái Ung và Sái Diễm ở Trung Hoa, cha con Dumas và cha con Viên (Tôn Đạo, Hoằng Đạo, Trung Đạo) ở Trung Hoa, anh em Goncourt ở Pháp, ba anh em Nguyễn Tường (Tam, Long, Lân) ở Việt Nam; có khi cả cha con anh em cùng nổi danh một thời như gia đình họ Tào (Thao, Phi, Thực) ở Trung Hoa, gia đình họ Phan Huy (Ích, Chú, Ôn: em của Chú) ở Việt Nam. Nhưmg theo tôi, vinh dự lớn nhất phải nhường cho họ Tô đời Tống Trung Quốc. Suốt đời Đường và đời Tống, từ đầu thế kỷ thứ VII đến cuối thế kỷ XIII, nghĩa là suốt bảy thế kỷ, Trung Hoa có tám văn hào lớn nhất (bát đại gia), thì riêng họ Tô đã chiếm được ba rồi; Tô Tuân (1009-1066), Tô Thực (1037-1101) va Tô Triệt (1039-1112), còn năm nhà kia là Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên đời Đường, Âu Dương Tu, Vương An Thạch và Tăng Củng đời Tống, đồng thời với “tam Tô” (ba cha con họ Tô). Bát đại gia đó là tám nhà nổi tiếng nhất về cổ văn, nhưng trừ Tăng Củng, nhà nào cũng có tài về thơ, phú mà người có tài nhất cả về cổ văn lẫn thơ, phú là Tô Thức. Ông không phải là sử gia hay tiểu thuyết gia, nên không liưu lại những tác phàm dài như Sử ký của Tư Mã Thiên hoặc Thủy hử của Thi Nại Am, ông chỉ làm thơ, phú, viết những tản văn ngắn ngắn, vậy mà gom cả lại củng thành một bộ toàn tập đồ sộ, khoảng một triệu chữ, nếu dịch hết ra tiếng Việt thì không dưới ba ngàn trang. Riêng về thi, từ, ông có tới một ngàn bảy trăm bài, lượng không thua Lý Bạch, Đỗ Phủ, mà phẩm tuy xét chung không phiêu dật, kì đặc như Lý, không chua xót và đạt tới mức nghệ thuật tuyệt cao như Đỗ, nhưng vừa khoáng đạt, tự nhiên vừa đẹp mà hùng, đáng đứng đầu các thi nhân đời Tống. Còn có văn của ông thì ai cũng nhận rằng trong bát đại gia, không ai địch nổi: hễ ông hạ bút là thành văn, không lập ý trước, cứ đưa một hơi, tới lúc nào thấy phải ngừng thì ngừng, gợi cho ta cái cảm giác như “hành vân, lưu thủy” vậy, nhã thú đặc biệt như “tiếng chim mùa xuân, tiếng dế mùa thu” hoặc “tiếng vượn trong rừng, tiếng hạc trên không”, đến nỗi Âu Dương Tu phải khen rằng hôm nào mà nhận được mội bài văn hay một bài thơ cùa ông thì vui sướng suốt ngày, còn vua Thán Tôn đương bữa ngự thiện mà đưa đôi đũa lên, quên gắp món ăn thì ai cũng đoán ngay được là mải đọc văn của Tô Thức. Tô Đông Pha NXB Văn Hóa Thông Tin 2003 Nguyễn Hiến Lê 163 Trang File PDF-TRUE Link download https://drive.google.com/file/d/1Hq67XQGrueHXX7vDAsnkZj8gszxvhDz8https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1