Triết Lý Thực Và Tiễn Của Pháp Môn Tịnh Độ (NXB Tổng Hợp 2012) - Thích Tâm An, 275 Trang

Discussion in 'Đạo Phật Giáo' started by quanh.bv, Apr 25, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-5-3_15-4-40.png
    Phật pháp có nguồn gốc từ Ấn Độ, được lưu truyền đến Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới. Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau, đạt được an lạc. Danh từ “Phật” có nghĩa là “giác”, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Phật lấy từ bi làm gốc. Từ nghĩa là ban vui, bi nghĩa là cứu khổ. Sau khi thành Phật, đức Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm. Về sau, những lời dạy của Ngài được chúng đệ tử kết tập thành Tam tạng mười hai bộ kinh. Vì căn tánh chúng sinh bất đồng, trình độ tiếp thu Phật pháp cũng khác nhau, do đó Phật pháp truyền đến Trung Quốc từ Tam tạng mười hai bộ kinh lại được phân ra thành năm tông lớn: Giáo, Luật, Mật, Thiền và Tịnh. Sự phân chia này không phải là ý muốn của Phật. Đứng trên phương diện kinh điển thì không cái gì gọi là tông, là phái. Nhưng để thích hợp với căn tánh chúng sinh, trong xu hướng tự nhiên, người sau mới thành lập các tông phái như vậy. Trong các tông phái, Thiền tông lấy giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Giáo tông dạy môn hạ trước đốn ngộ sau mới tiệm tu, do tu mà chứng. Đối với Luật tông thì chuyên trì giới luật, trước giữ gìn thân, sau đó mới nhiếp tâm. Giới có thể là: Ngũ giới, 250 giới, Bồ-tát giới, Tam Tụ Tịnh giới. Do có nghiêm trì Tịnh giới, mà từ giới sinh định, từ định phát sinh trí tuệ. Mật tông chuyên trì chú, chú trọng tu Tam mật tương ưng. Bốn tông này đối với người sơ cơ học đạo khó thực hành viên mãn. Duy chỉ có Tịnh độ tông là tối đơn giản, chỉ kiên trì một câu “Nam mô A-di-đà Phật”, niệm đến nhất tâm bất loạn, liền được Phật A-di-đà tiếp dẫn vãng sinh Cực Lạc. Không luận là người độn căn hay lợi căn đều có thể thực hành và được nhiếp thọ.
    Pháp môn Tịnh độ lấy việc hành trì duy nhất là thành tâm niệm Phật. Nếu có người nào hỏi: “Vì sao phải niệm Phật?”. Trước tiên xin giải thích rõ hai từ “niệm Phật”. Từ “niệm” là do hai từ “kim” (今) và “tâm” (心) hợp lại mà thành “niệm” (念). Từ “Phật” là tiếng Phạn Ấn Độ, nói cho đủ là “Phật-đà-da”. Trung Hoa dịch là “giác ngộ”, cũng còn có nghĩa là “hiểu biết”. Việc niệm Phật người người có thể thực hành được. Mục đích của việc niệm Phật là hiện tại đạt được nhất tâm bất loạn, giác ngộ và giải thoát. Một niệm của chúng ta đầy đủ Thập pháp giới, nên mới nói: “Mười đời xưa nay không lìa một niệm, hiện trong mười phương cát bụi, không cách một mảy may”. Nếu chúng ta niệm Phật thì “một niệm niệm Phật, một niệm giác ngộ; niệm niệm niệm Phật, niệm niệm giác ngộ; một niệm niệm Phật, một niệm tỉnh giác; niệm niệm niệm Phật, niệm niệm tỉnh giác”. Ai mà không muốn giác ngộ, không muốn tỉnh giác? Thế nhưng, chúng ta miệng thì nói muốn tỉnh giác, muốn giác ngộ mà tâm lại hồ đồ. Hồ đồ về cái gì? Đó là ý có ba nghiệp: tham, sân, si. Miệng có bốn: nói dối, nói lời thêu dệt, nói ác khẩu, nói lời ly gián. Thân có ba: sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Do thân, khẩu, ý không trong sạch nên hằng ngày, sáu căn tiếp xúc với sáu trần chỉ phân biệt âm thanh, hình sắc, lợi dưỡng, hơn thua, thị phi tốt xấu để rồi lấy những thứ đó làm sở tri, sở giác của mình. Niệm Phật là cải đổi, bỏ đi tất cả những phân biệt hơn thua chấp trước đó, mà khôi phục lại cái bản tri bản giác. Một khi bản tri bản giác được khôi phục hoàn toàn là thành Phật. Việc thành Phật cũng không phải việc gì ở đâu xa xôi mà chủ yếu dụng công niệm Phật, niệm được thành phiến thì những cặn bã của chân tâm dần dần bị phá vỡ, lúc đó Phật tánh sẽ hiển bày.
    • Triết Lý Thực Tiễn Của Pháp Môn Tịnh Độ
    • NXB Tổng Hợp 2012
    • Thích Tâm An
    • 275 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1p2di-GXU9BTn9JKzVMfYuwqa5D3tuR2D
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: May 3, 2022

Share This Page